KHI BONG BÓNG VỠ - Trang 40

công năm 1926, công nhân đã cố gắng phản đối cắt lương nhưng không thành công.
Tuy nhiên về lâu dài, tăng trưởng kinh tế ở Anh giai đoạn 1925 - 1929 vô cùng mong
manh và Anh hầu như bỏ lỡ Thời đại hoàng kim vào những năm 20.

Một phần do đồng bảng Anh bị định giá quá cao nên Anh rơi vào nguy cơ chảy

vàng ra nước ngoài. Chính vì thế, vào năm 1925 một biện pháp cắt giảm lãi suất của
Hoa Kỳ được đưa ra nhằm đối phó với tình hình này. Vào mùa hè năm 1927, lãi suất
lại bị cắt giảm một lần nữa (cũng một phần do Pháp và Đức thúc giục) khiến lãi suất
chiết khấu của Cục Dự trữ Liên bang giảm xuống mức thấp kỷ lục là 3,5%. Hoa Kỳ
cũng đã trải qua giai đoạn tương tự vào cuối những năm 1990, khi cuộc khủng hoảng
châu Á vào năm 1997, cuộc khủng hoảng của Nga và tập đoàn Quản lý vốn dài hạn
(LTCM) vào năm 1998 và sau đó là những lo ngại về sự cố Y2K vào năm 1999 đã
giữ lãi suất ở mức thấp.

Quay trở lại năm 1928, mặc dù Cục Dự trữ Liên bang (Fed) vẫn không quan tâm

tới lạm phát nhưng ngày càng lo lắng về những gia tăng trên thị trường chứng khoán.
Fed bắt đầu tăng lãi suất vào đầu năm 1928 vì cho rằng thị trường chứng khoán đang
mang tính đầu cơ quá mức và nền kinh tế có nguy cơ tăng trưởng quá nóng. Tuy
nhiên, lãi suất chỉ được tăng từ từ thay vì đột ngột tăng, bởi vì Fed không muốn làm
gián đoạn tiến trình mở rộng. Nhưng lãi suất Hoa Kỳ tăng cao hơn đã gần như ngay
lập tức làm giảm sự chảy vàng Hoa Kỳ ra nước ngoài qua hệ thống Bản vị vàng,
buộc các điều kiện tiền tệ ở các khu vực khác phải thắt chặt hơn. Kết quả là toàn thế
giới phải chứng kiến tình trạng suy thoái kinh tế vào năm 1929.

Một điều gần như chắc chắn rằng việc thả nổi giá tài sản vào những năm 1920 đã

làm gia tăng sự bùng nổ kinh tế do khuyến khích các khoản đầu tư vào kinh doanh
và các khoản đi vay tiêu dùng. Bảng cân đối kế toán ngày càng mở rộng hơn trong
khi các rủi ro dường như được thu hẹp lại và mọi người cân đối giữa các tài sản và
các khoản vay mới. Các ngân hàng chịu nhiều rủi ro hơn và đặc biệt vào năm 1927 -
1929, thị trường chứng khoán trở thành tâm điểm chính để kiếm lợi nhuận. Các sàn
giao dịch trên thị trường chứng khoán tăng nhanh, cũng giống như sự tăng trưởng
của các nhà môi giới trực tuyến (online brokerages) vào những năm 1990.

CHÚNG TA ĐÃ CÓ THỂ LÀM GÌ?

Nếu có thể thì các quan chức đáng ra nên làm gì khi giá cổ phiếu tăng cao vào

những năm 1920? Mọi người đều cho rằng điều tồi tệ nhất là làm xì quả bong bóng
khi nó đang phồng to – dường như đã xảy ra trong trường hợp này. Đã có quá nhiều
quyết định cho vay và đi vay được đưa ra do bị ảnh hưởng bởi giá cao vào thời điểm

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.