2000. Các quỹ tín thác đầu tư (investment trust), vốn đã có uy tín lâu đời ở Anh, khi
đó trở nên rất quan trọng tại Hoa Kỳ. Hơn thế nữa, họ còn được cho phép sử dụng
các đòn bẩy tài chính (leverage). Vào năm 1928, hơn 200 quỹ tín thác đầu tư mới
được hình thành với tổng giá trị tài sản lên tới hơn một tỷ đô la. Chỉ mới ba năm
trước đó, tổng số vốn của các quỹ tín thác đầu tư mới chỉ chưa đầy 0,5 triệu đô la.
Giá đất và tài sản cũng tăng mạnh vào những năm 1920, các khoản thế chấp dư nợ
tăng từ 11 tỷ đô la vào năm 1920 lên tới 27 tỷ đô la vào năm 1929. Cuối cùng, các
khoản vay tiêu dùng tăng vọt vào những năm 1920 do phương thức “cho vay trả
góp” (installment lending), nhờ phương thức này mà người Mỹ có thể mua chịu các
tài sản như tủ lạnh và ô tô.
Giống như các bong bóng khác, thời kỳ đó mọi người không ngừng nói về một
thời đại mới. Điều đó đã phần nào được phản ánh trong 8 năm nền kinh tế phát triển
rộng mở và thịnh vượng. Tuy nhiên, các nhà quan sát vào thời đó cảm thấy lạc quan
còn vì một số nhân tố mới khác. Thứ nhất là sự hình thành Hội đồng thống đốc Cục
Dự trữ Liên bang vào năm 1913, mọi người đều tin rằng tổ chức này có khả năng là
người cho vay cuối cùng (lender of last resort) của các ngân hàng, qua đó loại bỏ
tâm lý bất ổn trên thị trường có thể khiến tình trạng suy thoái kinh tế càng thêm
nghiêm trọng hơn như đã từng xảy ra trong quá khứ. Thứ hai là tự do mậu dịch được
mở rộng hơn sau Thế chiến I và hầu hết mọi nơi trên thế giới đều đang được hưởng
hòa bình. Chúng ta có thể thấy rằng điều này giống với sự kiện Bức tường Berlin sụp
đổ từng góp phần kết thúc cuộc Chiến tranh lạnh vào năm 1989.
Và một nhân tố tích cực khác vào thời điểm đó chính là cách thức quản trị doanh
nghiệp mới “có khoa học”, cùng với sự xuất hiện của các công ty lớn và đặc biệt là
dây chuyền sản xuất của Henry Ford. Mọi người đều cho rằng nhân tố này sẽ góp
phần cân bằng những bất ổn hàng tồn kho, một yếu tố được cho là một trong những
nguyên nhân chính gây ra biến động chu kỳ kinh doanh. Những năm 1990 sau này,
người ta lại một lần nữa khẳng định rằng vòng quay hàng tồn kho đã được kiểm soát
(bởi công nghệ máy tính); tuy nhiên xét về khía cạnh này, cuộc suy thoái năm 2001
đã chứng kiến lượng hàng tồn kho gia công lớn nhất trong lịch sử.
Giống như thường lệ trong một bong bóng, phần lớn những lạc quan này đều có
cơ sở rõ ràng. Ví dụ như những năm 1920 đã chứng kiến năng suất tăng vọt, tăng
gần 50% giai đoạn từ năm 1919 tới 1927. Bên cạnh đó, việc hình thành Cục Dự trữ
Liên bang đã góp phần làm giảm những ảnh hưởng từ các cuộc khủng hoảng ngân
hàng. Ngân hàng Trung uơng Anh có lịch sử phát triển lâu đời từ lâu đã học được
cách tận dụng sức mạnh là “người cho vay cuối cùng” từ hơn nửa thế kỷ trước để