KHI BONG BÓNG VỠ - Trang 37

rãi và đóng vai trò quan trọng tới nền kinh tế. Các khoản đầu tư tăng mạnh do sản
lượng tăng cao nhưng một nguyên nhân khác là khi các công nghệ này càng được sử
dụng nhiều thì người ta càng cần đầu tư nhiều hơn. Sử dụng ô tô nhiều hơn sẽ cần
các khoản đầu tư mới vào đường xá, dịch vụ, các trung tâm cung cấp và các cơ sở
tinh chế dầu. Điều này cũng sẽ kích thích tăng trưởng một yếu tố tương đối mới vào
thời kỳ đó – các vùng ngoại ô – khiến việc xây dựng nhà ở tăng cao hơn. So với giai
đoạn cuối thế kỷ XX, chúng ta cũng có thể nhận ra những ảnh hưởng tương tự trong
việc sử dụng máy tính (computer): mặc dù được phát minh vào những năm 1940
nhưng máy tính mới chỉ bắt đầu đóng vai trò lớn tới nền kinh tế từ những năm 1980
trở lại đây.

Đồng thời cũng có nhiều sôi động về một công nghệ mới, đó chính là radio, một

thiết bị chỉ mới xuất hiện và thực sự không đóng vai trò kinh tế lớn cho tới tận
những năm 1930. Tuy nhiên đó lại là một lĩnh vực mạnh trên thị trường chứng khoán
với một thành viên nổi trội là hãng RCA (Radio Company of America), hãng này
vừa là nhà sản xuất radio và vừa là hãng phát thanh hàng đầu. Giá chứng khoán của
hãng vào năm 1921 chỉ là 12 đô la nhưng vào năm 1929 đã tăng lên tới 114 đô la, lợi
nhuận của hãng tăng gấp 73 lần. Radio vào những năm 1920 cũng giống như
Internet vào những năm 1990, đó là một lĩnh vực lớn trên thị trường chứng khoán
thu hút nhiều khoản vốn đầu tư lớn nhưng không tạo được nhiều ảnh hưởng kinh tế
mãi tới một vài năm sau đó. Hai công nghệ khác là máy bay và phim ảnh cũng tạo
nên tiếng vang lớn. Chuyến bay một mình qua Đại Tây Dương của Charles
Lindbergh vào năm 1927 đã khiến các hãng như Wright Aeronautical, Curtiss và
Boeing Airplane ngày càng được quan tâm. Trong khi đó, Hollywood đang chuyển
đổi từ thể loại phim câm sang phim có lời và lợi nhuận của họ đã tăng lên nhanh
chóng trong khi các hãng sản xuất lớn hợp nhất lại với nhau.

Tỷ lệ thất nghiệp thấp, lương tăng, nhiều sản phẩm mới được sản xuất và lợi

nhuận vượt cao hơn đã tạo nên cảm giác “vô cùng tốt”. Thị trường chứng khoán tăng
cao, ban đầu chỉ là sự tăng nhẹ nhưng đến năm 1926, thị trường bắt đầu leo thang.
Giá cổ phiếu tăng gấp 2,2 lần từ tháng Ba năm 1926 tới tháng Mười năm 1929, chủ
yếu do các nhân tố như lợi nhuận lớn, nền kinh tế rõ ràng ngày càng ổn định và lòng
tin của mọi người vào tương lai. 70 năm sau, những diễn biến tương tự lại diễn ra.
Chỉ số S&P 500 của Hoa Kỳ vào đầu những năm 1990 chỉ tăng nhẹ nhưng sau đó đã
tăng gấp ba lần từ năm 1995 tới năm 2000.

Trong giai đoạn 1921- 1929, mức tăng trung bình hàng năm của thị trường lên tới

18%, so với mức tăng hàng năm của chỉ số S&P 500 là 15,5% mỗi năm từ 1990–

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.