công ty thì ít người nghi ngờ rằng Nhật Bản là nước đầu tiên cần vượt qua, ít nhất là
trong lĩnh vực chế tạo.
Sau khi tụt xuống mức 3,1% vào năm 1986, tăng trưởng kinh tế trung bình của
nước này là 5,4%/năm trong giai đoạn 1987 - 1990. Cũng trong giai đoạn đó, tăng
trưởng năng suất tăng nhanh đạt mức 4,6% mỗi năm, giúp kiểm soát lạm phát. Lợi
nhuận tăng trung bình 8% một năm trong suốt những năm 1980, lớn hơn rất nhiều so
với lạm phát, chính vì thế dường như không có lý do nào khiến tăng trưởng kinh tế
nhanh chóng ở Nhật Bản không thể tiếp tục. Trong khi đó, đầu tư kinh doanh tăng từ
18% GDP vào năm 1985 tới 25% vào năm 1990.
Bong bóng thanh khoản bắt đầu xuất hiện khi các quan chức Nhật Bản đồng ý
thúc đẩy tăng trưởng kinh tế sau khi thế giới sụt giảm vào năm 1986. Hoa Kỳ đối
mặt với tình trạng đồng đô la yếu và nhận ra rằng đã đến lúc Đức và Nhật Bản trở
thành đầu máy tăng trưởng thông qua việc kích thích chi tiêu quốc gia. Trong khi
Đức còn ngần ngại, Nhật Bản đã nhanh chóng phản ứng tích cực với yêu cầu này.
Ngân hàng Trung ương Nhật bản (BOJ) đã cắt giảm Tỷ lệ Chiết khấu Chính thức từ
5% vào năm 1985 xuống còn 2,5% vào năm 1987 và giữ mức chiết khấu này tới tận
năm 1989. Nguồn cung ứng tiền tệ (đo theo phương pháp M2+CD, phương pháp đo
lường chính của Nhật Bản
) tăng tới hơn 10% mỗi năm trong giai đoạn 1987 -
1990, cao hơn mức lạm phát khoảng 3% mỗi năm. Tình hình này cũng gần giống với
quyết định cắt giảm lãi suất của Hoa Kỳ vào năm 1925 để giúp Anh duy trì đồng
bảng trên Bản vị Vàng.
Hầu hết các khu vực khác ngoài Nhật Bản đều coi các thị trường bùng nổ ở Nhật
Bản là một bong bóng. Rất nhiều quan sát viên bên ngoài bị sốc vào năm 1987 khi
thị trường chứng khoán Hoa Kỳ tụt dốc tới 30% vào tháng Mười, nhưng chỉ duy
nhất thị trường Nhật Bản trên thế giới không hề có bất kỳ dấu hiệu bị tác động nào.
Mức độ an toàn của thị trường càng khiến các nhà đầu tư Nhật Bản hào hứng hơn và
thị trường tiếp tục đạt được những đỉnh cao mới trong 2 năm sau đó. Các nhà đầu tư
biện minh cho những mức cao của thị trường chứng khoán và bất động sản dựa trên
kỳ vọng lợi nhuận chứng khoán tiếp tục tăng trưởng và nhu cầu tăng lên của những
khoảng đất phục vụ cho bất động sản. Trên thị trường tài sản bất động sản, luật sử
dụng đất ở Nhật Bản rất chặt chẽ và nguy cơ động đất khiến việc xây dựng các tòa
nhà cao tầng bị hạn chế hơn.
Tình thế đảo ngược vào năm 1990 - 1991 có thể do chính sách tiền tệ thắt chặt và
các khoản đầu tư kinh doanh bị sụt giảm. Tỷ lệ chiết khấu năm 1990 tăng mạnh tới