KHI BONG BÓNG VỠ - Trang 62

bị ngân hàng tịch biên tài sản, sau đó chính ngân hàng là người cố gắng bán tài sản
đó. Nhưng bán tài sản chỉ khiến giá tài sản giảm hơn, chính vì thế giá tài sản và nền
kinh tế có thể rơi vào vòng xoáy đi xuống khốc liệt.

Thường thì mọi người buộc phải chấp nhận bán bất kỳ tài sản nào có thể để thanh

toán nợ nần, và đôi khi họ sẽ bán các tài sản có giá trị tốt hơn bởi vì chúng là những
tài sản duy nhất có thể bán đi nhanh chóng. Các thị trường thường có xu hướng bị đổ
vỡ trong thời kỳ suy thoái nghiêm trọng, chính vì thế, các tài sản như bất động sản
hoặc các doanh nghiệp nhỏ vốn không có tính thanh khoản ngay cả trong những thời
điểm tốt nhất gần như không thể bán được cho dù được trả bất cứ giá nào. Trong khi
đó, các ngân hàng cũng có thể rơi vào tình trạng bất ổn. Thông thường, hầu hết các
khoản cho vay của ngân hàng thường đi kèm tài sản thế chấp, cho dù ngân hàng
đang cho các doanh nghiệp nhỏ vay thông qua khoản thế chấp thứ cấp trên nhà ở của
chủ doanh nghiệp hay cho các ngân hàng đầu tư vay bằng danh mục tài sản chứng
khoán của họ. Trong thời kỳ giảm phát giá tài sản, không có tài sản thế chấp nào là
đáng tin cậy, và các ngân hàng thường có xu hướng vội vã đòi lại các khoản cho vay

hiện có và rất cẩn trọng khi đưa ra các khoản cho vay mới

[28]

.

Lần cuối cùng, quá trình giảm phát giá tài sản này xảy ra tại Hoa Kỳ là vào giai

đoạn 1932 - 1933, nhưng những diễn biến như thế đã rất phổ biến vào thế kỷ XIX.
Chúng cũng thường gây ra tình trạng đổ xô đi rút tiền khỏi các ngân hàng, bởi vì mọi
người nghi ngờ độ an toàn của các tổ chức nhất định và ngay cả ngân hàng nói
chung. Các ngân hàng trung ương bây giờ đã biết cách để ngăn chặn tình trạng này,
họ sẽ kết hợp việc cung cấp nguồn thanh khoản không giới hạn nếu cần thiết và sự
đảm bảo của chính phủ với các khoản tiền gửi ngân hàng và/hoặc trực tiếp hỗ trợ các
ngân hàng. Mặc dù các biện pháp đó có thể ngăn chặn tâm lý bất ổn nhưng chưa
chắc đã ngăn chặn được việc mọi người liên tục bán tài sản vì họ đang cố gắng tránh
bị thua lỗ nặng nề hơn hoặc để thanh toán nợ nần. Trong thời kỳ lạm phát vào nửa
cuối thế kỷ XIX, giảm phát nợ hầu như không được biết tới. Thậm chí nếu giá trị tài
sản thực sự giảm mạnh thì mức giá chung tăng lên sẽ bù đắp cho sự sụt giảm đó trên
giá trị danh nghĩa và chính điều đó có thể cứu những người đi vay. Nhưng với mức
lạm phát thấp như hiện tại, và đặc biệt là khi đã xuất hiện giảm phát thì chúng ta có
nguy cơ phải đối mặt với giảm phát nợ nhiều hơn.

Nhật Bản đã phải trải qua quá trình giảm phát nợ vào những năm 1990 và đầu

những năm 2000, mặc dù khi đó quá trình này diễn ra rất chậm, kéo dài và không
gây nên tình trạng bất ổn nào. Toàn bộ tín dụng của khu vực tư nhân giảm 17% trong
giai đoạn 1998 và 2003, trong khi các công ty tập trung vào việc cải thiện lợi nhuận

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.