KHI BONG BÓNG VỠ - Trang 61

tăng lương: ví dụ nếu giá đang tăng khoảng 2% mỗi năm và công nhân viên cũng
được tăng lương khoảng 2% mỗi năm thì sau một năm họ cũng không sung túc hơn
nhưng họ sẽ khá giả hơn ngay sau khi được tăng lương, chính vì vậy mà họ muốn
được tăng lương. Chúng ta cũng có được kết quả tương tự nếu cả giá và lương đều
giảm 2% một năm, nhưng vào thời điểm bị cắt giảm lương, công nhân viên ngay
thời điểm đó sẽ cảm thấy tồi tệ hơn. Công nhân thường gay gắt phản đối giảm lương
trừ phi giai đoạn kinh tế lúc đó thực sự khó khăn và họ cảm thấy không có lựa chọn
nào khác.

Tuy nhiên, giảm lương không còn là điều xa vời. Tại Nhật Bản và Hồng Kông

trong giai đoạn 1998 - 2003, lương đã nhiều lần bị sụt giảm do sự sụt giảm các
khoản thưởng, đây là một phần lương lớn đối với rất nhiều người mà thường được
trả theo hình thức “tháng lương thứ 13”. Cắt lương cũng được thực hiện trực tiếp ở
một số lĩnh vực, thậm chí trong cả chính phủ Hồng Kông. Và lương cũng có thể sụt
giảm khi các công ty tuyển dụng nhân viên mới với chi phí thấp hơn hoặc cắt giảm
lợi ích, ví dụ như bảo hiểm y tế hoặc quyền hưởng hưu bổng. Một khả năng nữa là
giảm phát khiến các công ty buộc nhân viên phải làm việc vất vả hơn trong thời gian
dài hơn, đơn giản là bởi vì họ không thể tăng giá để nâng cao lợi nhuận.

TẠI SAO GIẢM PHÁT KHIẾN CÁC BONG BÓNG TRỞ NÊN NGUY

HIỂM HƠN

Trong thế giới giảm phát, các bong bóng mang tính rủi ro hơn nhiều. Một khi

bong bóng nổ tung thì giá tài sản sẽ sụt giảm mạnh hơn so với trong thế giới lạm
phát. Trong khi tỷ lệ lạm phát dương liên tục có xu hướng làm gia tăng các giá trị
danh nghĩa thì mức giá chung sụt giảm có thể khiến giá tài sản sụt giảm thậm chí
nhiều hơn. Trong giai đoạn những năm 1990, giá chứng khoán và giá đất ở Nhật Bản
đã tụt dốc xuống mức thấp nhất, nhưng từ năm 1995, khi giảm phát xuất hiện, chính
mức giá thấp nhất này cũng giảm xuống theo! Nếu lạm phát duy trì ở mức dương thì
giá tài sản sẽ giảm xuống thấp sớm hơn nhiều.

Điều này về căn bản làm gia tăng khả năng “giảm phát nợ” (debt deflation), đây là

hiện tượng có thể coi là đe dọa lớn nhất trong nền kinh tế do những ảnh hưởng tàn
phá tới cả nền kinh tế và hệ thống ngân hàng. Trong giai đoạn giảm phát nợ, giá tài
sản bắt đầu giảm và các nhà đầu tư bắt đầu cảm thấy bất ổn bởi vì họ đầu tư vào các
tài sản bằng các khoản đi vay. Một số nhà đầu tư nhanh chóng bán tài sản để thoát
khỏi các khoản nợ khổng lồ. Những người khác chờ đợi nhưng sau đó họ cũng bắt
đầu lo sợ giá tài sản sẽ tiếp tục giảm hơn nữa, vì thế họ cũng cố gắng bán tháo để trả
nợ cho dù phải chịu lỗ. Một số người sẽ không thể thanh toán được các khoản nợ và

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.