KHI BONG BÓNG VỠ - Trang 64

liên quan. Đầu tiên, cắt giảm lãi suất sẽ giảm lợi nhuận từ việc nắm giữ tiền mặt so
với lợi nhuận từ tài sản, cho dù đó là lãi suất của trái phiếu, cổ tức từ cổ phiếu hay
lợi nhuận cho thuê từ tài sản bất động sản. Các nhà đầu tư thường phản ứng bằng
việc “tìm kiếm lợi nhuận”, hay đầu tư tiền mặt vào trái phiếu và cổ phiếu. Rõ ràng
điều này phụ thuộc vào việc các nhà đầu tư có kỳ vọng tích cực với giá tài sản hay
không. Nếu họ nghĩ rằng giá tài sản có thể giảm thì họ sẽ vẫn giữ tiền mặt ngay cả
khi lợi nhuận thấp. Thứ hai, lãi suất tiền mặt thấp hơn có thể khuyến khích mọi
người mượn nhiều tiền hơn để mua tài sản. Nếu các tài sản sinh ra lợi nhuận thì chi
phí lợi nhuận thấp hơn sẽ tăng tính hấp dẫn của các danh mục tài sản được mua bằng
các khoản vay này. Rõ ràng điều này phụ thuộc vào kỳ vọng giá tài sản, nhưng cũng
do khoảng thời gian các nhà đầu tư nghĩ rằng lãi suất sẽ ở mức thấp. Thứ ba, vào
thời kỳ lạm phát, việc cắt giảm lãi suất có thể khiến lãi suất thực âm, điều này sẽ
khiến việc mượn tiền để mua tài sản trở nên đặc biệt hấp dẫn. Ví dụ, nếu lãi suất
thực là -5%, các nhà đầu tư sẽ biết rằng thời điểm này đáng mượn tiền và mua tài
sản ngay cả khi giá tài sản tính theo giá trị thực tế có thể sẽ không đổi. Các nhà đầu
tư cũng biết rằng lãi suất thực âm có thể kích thích nền kinh tế thực thông qua việc
khuyến khích các công ty tăng đầu tư và khuyến khích người tiêu dùng mua ô tô
v.v… Chính vì thế nền kinh tế sẽ có khả năng phát triển và giá tài sản ít có nguy cơ
sụt giảm hơn.

Tất cả các cơ chế này đã mang lại hiệu quả tích cực cho các ngân hàng trung ương

trong những thập kỷ cuối cùng diễn ra tình trạng lạm phát cao. Nhưng bây giờ chúng
ta phải áp dụng chúng vào một thế giới giảm phát với mức giá có thể giảm từ 1 đến
2% một năm. Giả sử, nếu nền kinh tế đang phát triển khá ổn định thì mức lãi suất
ngắn hạn có thể vào khoảng 0 đến 2%, đưa mức lãi suất thực tới 2 - 3% (một mức
khá bình thường từ trước tới nay). Tuy nhiên, nếu nền kinh tế đột nhiên sụt giảm, lãi
suất có thể sẽ chỉ giảm một chút và lãi suất thực chắc hẳn sẽ vẫn ở mức dương. Quả
thực, nền kinh tế giảm sút có thể khiến tình trạng giảm phát diễn ra nhanh hơn (ví dụ
như -2% đến -4% một năm), chính vì thế có thể sẽ khó để giảm lãi suất thực. Khi đó,
trái ngược hoàn toàn với lịch sử kinh tế hơn 40 năm, các ngân hàng trung ương sẽ
ngay lập tức mất kiểm soát.

CÁC BIỆN PHÁP CHÍNH SÁCH NHẰM NGĂN CHẶN GIẢM PHÁT
Vì vậy ngân hàng trung ương hay chính phủ có thể thực hiện các biện pháp chính

sách nào nếu giảm phát đe dọa hay thực sự xảy ra

[30]

? Đầu tiên, tổ chức này có thể

nhanh chóng cắt giảm lãi suất ngắn hạn, thậm chí về mức bằng 0. Một trong những
bài học mà ta có thể rút ra từ trường hợp của Nhật Bản là nên quyết liệt khi thực hiện

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.