KHI BONG BÓNG VỠ - Trang 65

biện pháp này nếu lạm phát chưa ở mức cao, bởi vì như vậy nền kinh tế có thể khởi
động lại nhanh chóng và lạm phát sẽ không rơi quá xa. Nếu Nhật Bản cắt giảm lãi
suất nhanh chóng hơn vào nửa đầu những năm 1990 thì một mức lãi suất thực âm đã
được tạo ra, nhưng Ngân hàng Nhật Bản chưa bao giờ làm được điều này.

Thứ hai, ngân hàng trung ương có thể bơm tiền mặt (hay nói theo đúng thuật ngữ

của ngành là bơm “dự trữ”) vào hệ thống ngân hàng. Nhật Bản đã cố gắng thực hiện
biện pháp này nhưng ban đầu không đạt được nhiều thành công bởi vì khi đó không
có cả nhu cầu vay và cho vay. Hệ thống ngân hàng đã tồn tại quá nhiều nợ xấu từ
những năm bong bóng và lòng tin vẫn quá yếu. Chỉ từ năm 2005 trở đi, lòng tin mới
được củng cố trở lại và các khoản cho vay của ngân hàng mới bắt đầu tăng trưởng.

Một biện pháp khả thi thứ ba là hạ giá tiền tệ. Biện pháp này có tác dụng thúc đẩy

tăng trưởng kinh tế thông qua xuất khẩu nhiều hơn và nhập khẩu ít đi, nhưng đồng
thời biện pháp cũng trực tiếp gia tăng mức giá bởi vì khi đó các hàng hóa nước ngoài
sẽ đắt hơn. Mức giá chung cao hơn cũng có xu hướng hỗ trợ giá tài sản (tất nhiên
nếu tính toán theo đồng tiền trong nước). Nhưng trong môi trường tỷ giá ngoại tệ trôi
nổi, các nước không thể tự do hạ giá tiền tệ bởi vì các thị trường mới là những nhân
tố quyết định tỷ giá ngoại tệ. Và cắt giảm lãi suất để giảm giá đồng tiền không khả
thi nếu lãi suất đã ở mức 0. Chính vì thế, những chọn lựa mà chính phủ có thể áp
dụng là cố gắng làm sụt giá đồng tiền, biện pháp này có thể hạn chế về hiệu quả,
hoặc tích cực can thiệp vào thị trường ngoại tệ để mua ngoại tệ sử dụng cho đồng
tiền trong nước.

Mặc dù Nhật Bản đã cố gắng làm cho giá trị đồng Yên yếu hơn nhưng họ đã

không thành công như mong đợi dù đã mua vào một lượng đô la Mỹ lớn vào năm
2003 - 2004, bởi vì thời kỳ đó Nhật Bản vẫn tồn tại một lượng lớn thặng dư tài
khoản vãng lai. Ngoài ra, các nước châu Âu riêng rẽ cũng không thể giảm giá đồng
tiền nếu họ đã gia nhập khu vực đồng tiền chung châu Âu, ví dụ như Tây Ban Nha
và Ý. Anh có điều kiện khá thuận lợi do không thuộc khu vực đồng tiền chung châu
Âu, và vì đồng bảng Anh có thể giảm giá nếu giảm phát xảy ra. Tương tự, Úc cũng
có đồng tiền khá linh động, họ có thể điều chỉnh giảm nếu cần thiết như đã từng làm
trong cuộc khủng hoảng châu Á. Các nước nhỏ và có tỷ giá hối đoái thả nổi tự do là
những nước có khả năng sử dụng biện pháp giảm giá tiền tệ thành công nhất.

Chính sách thứ tư để đối phó với giảm phát là cam kết duy trì lãi suất ngắn hạn ở

mức thấp trong một thời gian dài, biện pháp này có khả năng giảm lợi nhuận của các
trái phiếu ngắn hạn – ví dụ như khoảng 2 tới 3 năm hoặc có thể lâu hơn thế. Hoa Kỳ

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.