tự trọng của con, khiến chúng cảm thấy mình chẳng còn nơi nào
chào đón mình nữa.
Lúc này bạn nên đồng ý “Ừ, vào đây với mẹ”, có thể tạo cảm giác
yên tâm cho con bằng cách vỗ lưng trẻ thật âu yếm và nói “Rồi
mọi chuyện sẽ ổn thôi mà”.
Đừng lo lắng, vì chính bạn cũng đã từng trải qua giai đoạn đó.
Chẳng có đứa trẻ nào không có tuổi dậy thì. Chẳng có người nào
không được đặc điểm sinh dục thứ phát “ghé thăm”. Vì chẳng có ai trở
thành người lớn mà không trải qua giai đoạn trưởng thành cả về thể
chất lẫn giới tính nên chắc chắn đứa trẻ nào cũng phải trải qua
tuổi dậy thì.
Là người cha, người mẹ, các bạn cũng như vậy. Chắc chắn các
bạn cũng đã phải trải qua giai đoạn dậy thì. Vậy thì tại sao khi
conmình đứng trước ngưỡng cửa dậy thì, bạn lại bối rối không biết
phản ứng như thế nào?
Thực ra đó cũng là điều dễ hiểu, bởi tuổi dậy thì chính là như
thế. Bạn qua tuổi dậy thì để trở thành người lớn rồi đấy, nhưng khi
đã trưởng thành rồi bạn lại chẳng thể nhớ được mình đã trải qua nó
như thế nào. Đó là vì dậy thì là thời kỳ rèn luyện đặc biệt mang tính
tâm lý.
Hầu hết mọi người đều quên đi phần ký ức từ bốn tuổi trở
lại, đặc biệt số người nhớ được hoàn toàn phần ký ức từ 0-1 tuổi
hầu như không có. Nguyên nhân của điều này hiện vẫn còn là bí ẩn,
nhưng việc ký ức bị xóa nhòa ở trẻ là hành động thiết lập lại những
ký ức cần thiết để trẻ có thể tiếp tục lớn lên và trưởng thành.
❞