“Các bạn cũng thế mà”. Cứ như vậy, trẻ sẽ ngày càng bị phụ thuộc
vào bạn bè và dần tách khỏi bố mẹ.
Bởi bạn bè sẽ là người có cùng suy nghĩ, cảm nhận với trẻ
nên có thể nói bạn bè chính là tấm gương, là cái tôi thứ hai của trẻ.
Vì trẻ cảm thấy ở bạn bè có bóng dáng của mình, nên chúng sẽ nhìn
vào bạn bè để hình dung về bản thân, hình thành cái gọi là “bản
ngã” của mình.
Vì vậy, theo nhìn nhận của giáo viên, học sinh THCS thường lập
nhóm gồm những bạn có tính cách khá tương đồng. Thường với
những em học sinh lớp 7 thì sự phân chia theo từng nhóm còn chưa
rõ ràng, nhưng đến khoảng lớp 8 thì hiện tượng này diễn ra khá phổ
biến.
Nơi khiến trẻ thấy an tâm hơn hết thảy chính là thế giới với
bạn bè – nơi mà chỉ cần có bạn ở bên là chúng đã cảm thấy yên tâm
hơn. Bởi vậy, trẻ sẽ bị thu hút bởi những người bạn khiến trẻ thấy
có điểm tương đồng với mình, dù bề ngoài của người bạn đó có vẻ
không phải là người tử tế.
Nhiều bậc cha mẹ sẽ đặt câu hỏi “Con tôi vốn rất nghiêm chỉnh
nhưng sao lại chơi với nhóm có thành phần bất hảo như thế cơ
chứ?”. Đó là bởi chính việc chơi với những người bạn như vậy tạo cho
trẻ cảm giác yên tâm.
Nếu là trước đây, trẻ sẽ không bao giờ dám nói những câu kiểu
như “Bà già nhà tớ suốt ngày cằn nhằn, cau có”. Nhưng trước
❝
❞