Thế nhưng, không riêng gì bố mẹ cảm thấy lo lắng mà chính
những đứa trẻ cũng vậy. Bọn trẻ cũng cảm thấy mất phương hướng,
bất an hay thậm chí là đau khổ trước những thay đổi của chính bản
thân mình.
Dậy thì là giai đoạn mà bọn trẻ nhận thức được bên cạnh
cái tôi vốn có còn một “cái tôi” nữa tồn tại trong tiềm thức. “Cái tôi
thứ hai” này vừa là những suy nghĩ nội tâm, vừa là cái bóng phản
chiếu tâm tư, tình cảm của trẻ.
Học sinh trung học cơ sở (THCS), trung học phổ thông (THPT)
hay lứa tuổi đang trong giai đoạn dậy thì vừa phải đối mặt cái tôi
mới, vừa tự hỏi “Rốt cuộc có bao nhiêu con người tồn tại trong cơ
thể mình?” hay “Nên sống như thế nào đây?”.
Việc bọn trẻ luôn tỏ ra khó chịu chính là do chúng bị chi phối bởi
“cái tôi thứ hai”. Từ thái độ bất mãn, ghen tị với anh chị em; hay
nếu là con trai, chúng có thể có những hành động mất kiểm soát
như đạp thủng vách ngăn trong phòng. Những hành động này của trẻ
không nhất thiết phải có nguyên do hay nhằm vào đối tượng
nhất định nào cả. Cũng có nhiều trường hợp chúng tức giận chỉ đơn
giản là do chúng không thể giải quyết được một vấn đề nào đó hay
chán nản trước sự bất lực của bản thân. Bọn trẻ cảm thấy khó chịu,
tự đổ lỗi cho chính mình khi không thể tập trung được vì có quá ít
thời gian.
❝
❞