GIAN LẬN CÓ TỐT CHO THỂ THAO?
(SJD).
Đó là câu hỏi mà tôi thấy mình đã đặt ra khi đọc mục thể thao của tờ
Times trong mấy ngày trở lại đây. Tôi hiểu rằng hiện chúng ta đang ở giữa
các mùa giải. Super Bowl
vừa kết thúc, bóng chày chưa bắt đầu,
NBA
thì đang vất vả đi qua mùa giải đằng đẵng ảm đạm của mình, còn
NHL
− xin lỗi, tôi không quan tâm lắm đến hockey.
Nói gì thì nói, đây hoàn toàn không phải là mùa cao điểm trong năm cho
các môn thể thao chuyên nghiệp. Ấy thế mà, thật kỳ diệu khi có không biết
bao nhiêu bài báo thể thao chẳng nói gì về bản thân trận đấu, mà chỉ nói về
những trò gian lận trên sân. Andy Pettitte xin lỗi đồng đội cùng những
người hâm mộ đội Yankee vì đã dùng HGH
bè của anh này với Roger Clemens đang rất căng thẳng... Clemens rút khỏi
một sự kiện của ESPN để không gây “phân tán chú ý”. Ba bài báo kiểm tra
thuốc khác là về Alex Rodrguez, Miguel Tejada và Eric Gagne.
Và đó mới chỉ là bóng chày thôi đấy! Bạn cũng có thể đọc bài báo Bill
Belichick phủ nhận việc lợi dụng cách chơi của đối thủ và câu chuyện tiếp
nối về những vận động viên đua xe đạp dùng doping. Cũng có một vài bài
báo về NBA (dù gần đây không có gì nói đến trò đỏ đen của các trọng tài)
và bóng đá (dù gần đây không có tin bài nào về việc dàn xếp tỷ số), nhưng
nhìn chung, mục thể thao xuất hiện mỗi sáng mang lại cảm giác giống như
mục gian lận hơn.
Tuy vậy, cũng có thể đây chính là điều chúng ta yêu thích ở thể thao.
Mặc dù chúng ta luôn tuyên bố thích các trận đấu vì chính các trận đấu,
song có lẽ gian lận là một phần làm nên sức hút, phần mở rộng tự nhiên của
môn thể thao mà mọi người dù lên án trên cơ sở đạo đức song lại ngấm
ngầm tán thưởng vì nó khiến các môn thể thao trở nên hấp dẫn hơn. Đối với
cuộc nói chuyện về việc gian lận “phá hỏng tính liêm chính của trận đấu”
ra sao, có lẽ điều này chẳng đúng chút nào? Nhưng cũng có thể gian lận