Trong phần kèm theo, cung hoàng đạo của Trung Quốc -- luôn được đại diện
với phía nam ở trên -- hình ảnh của loài Khỉ và loài Hổ ở vị trí chính xác của
chúng; những loài khác chỉ được thể hiện bằng những kí hiệu theo chu kì. Sự sắp
xếp đầy đủ, gọi là "Mười hai con giáp", gồm có 1 - Chuột (Bạch Dương); 2 -
Trâu (Kim Ngưu); 3 - Hổ (Song Tử); 4 - Thỏ (Cự Giải); 5 - Rồng (Sư Tử); 6 -
Rắn (Xử Nữ); 7 - Ngựa (Thiên Bình); 8 - Dê (Hổ Cáp); 9 - Khỉ (Nhân Mã); 10 -
Gà (Ma Kết); 11 - Chó (Bảo Bình) và 12 - Lợn (Song Ngư). Chuỗi con giáp này
cũng đại diện cho 24 giờ trong ngày: Chuột 11-1 giờ sáng, Trâu 1-3 giờ sáng,
v.v...
Chuỗi chu kì thứ hai (không được mô tả ở đây) là "Mười Can", đại diện cho
Ngũ Hành và Ngũ Hành tinh. Tức là I - Giáp; II - Ất (cả mộc và sao Mộc); III -
Bính; IV - Đinh (hỏa, và sao Hỏa); V - Mậu; VI - Kỷ (đất và sao Thổ); VII -
Canh; VIII - Tân (kim loại và sao Kim); IX - Nhâm; X - Quý (nước và sao
Thủy). Mười hai "con giáp", ghép với mười "can", tạo thành một chu kì lục tuần:
I-1, II-2, III-3, IV-4, V-5, VI-6, VII-7, VIII-8, IX-9, X-10, I-11, II-12, III-1, IV-2
và tiếp tục đến X-12. Chu kỳ của sáu mươi kí hiệu lặp đi lặp lại này là nền tảng
cho việc tính niên đại của Trung Quốc. Sáu chu kỳ tương ứng 360 ngày của một