sâu mất mạng. Nếu anh ta chịu nghe lời cảnh báo của Jung thì sự bất hạnh
sẽ giảm bớt.
3. Giấc mơ ý thức tập thể tiềm ẩn
Jung cho rằng, hoạt động tâm lý của loài người, ngoài ý thức tiềm ẩn cá
thể ra, còn có một loại ý thức tiềm ẩn khác nữa là ý thức tập thể. Ông đã
phát hiện ra điều này qua kinh nghiệm điều trị lâu dài tại bệnh viện. Trong
cảnh mơ nói chung của con người, hoặc trong ảo giác của các bệnh nhân
tinh thần thường xuất hiện một số hình tượng và tình tiết không tồn tại
trong cuộc sống hiện thực, không thể dùng kinh nghiệm cá nhân để giải
thích được. Về sau, Jung còn phát hiện thêm: Bất cứ ai cũng có thể có giấc
mơ hoặc thể nghiệm ảo giác.
Phân tích những tình tiết trong giấc mơ hoặc hình tượng ảo giác này,
phát hiện nội dung tương tự của các hoạt động thời cổ đại như nghi thức
cúng tế của các dân tộc nguyên thủy, Jung cho rằng: Thần thoại cổ xưa là
nguồn gốc thông tin của các tình tiết trong giấc mơ với hình tượng ảo giác.
Người ta còn cho rằng: Con người hiện đại sở dĩ có được thể nghiệm
không tồn tại trong cuộc sống hiện thực có lẽ là do đã đọc trong sách vở,
hoặc nghe các bậc tiền bối nói lại, mọi vấn đề phải được nghiên cứu tỉ mỉ
mới có thể phát hiện được.
Vậy có người trước đây chưa bao giờ đọc sách, cũng chưa nghe ai nói
bao giờ, tại sao trong mơ lại xuất hiện những thể nghiệm không tồn tại
trong cuộc sống thực?
Đó vẫn là những trường hợp bộc lộ ý thức tiềm ẩn trong ảo giác và trong
cảnh tượng mơ mà thôi.
Jung cho rằng đây là ý thức tập thể tiềm ẩn (hoặc tập thể vô thức), là sự
tích lũy kinh nghiệm từ thời xa xưa của tổ tiên mà đời sau kế thừa. Jung kể
một giấc mơ như sau: “Có lần tôi đi từng bước trên bậc thang để xuống nhà
dưới, cảm thấy mỗi bậc thang là một đoạn đường đời đã trải qua, nhưng
càng về sau hình ảnh càng mờ đi, cuối cùng xuống nhà dưới, đất bụi phủ