Sẽ có thu hoạch lớn.
Không phải con ly, chẳng phải rồng Không phải hổ, không phải gấu.
Được hiền nhân là Công Hầu.
Trời đã ban người trợ thủ tốt cho Ngài.
Chu Văn Vương làm theo lời đoán giải giấc mơ, dẫn đoàn người ngựa,
chó săn rầm rộ kéo đến bên bờ sông Vị săn bắn. Đoàn người vào tận rừng
rậm, đến đầm nước sâu chỉ thấy một ông già râu tóc bạc phơ, ngồi dưới
khóm lau trắng, mặc áo xanh, bình thản ngồi câu cá.
Chu Văn Vương thấy dáng mạo, phong độ của ông già giống như ông
già đứng sau lưng Tiên đế mà nhà vua đã thấy trong giấc mơ. Chu Văn
Vương vội xuống xe cung kính đến bên, nói chuyện với ông. Ông lão
không chút kinh ngạc, ung dung đối đáp. Nói chuyện một lúc, Văn Vương
vui mừng thấy mình đã gặp được một vị hiền tài hiểu sâu biết rộng, học vấn
uyên bác.
Nhà vua chân thành nói với ông lão:
- Thưa tiên sinh! Trước đây, cha tôi còn sống thường dặn tôi, không lâu
nữa sẽ có thánh nhân đến giúp, dân tộc Chu của chúng ta do đó mà thịnh
vượng phát đạt.
Có phải chính tiên sinh là vị thánh nhân đó chăng? Cha tôi đã nghĩ đến
ngài từ lâu!
Nói xong, Chu Văn Vương mời ông lão lên xe ngựa đã chuẩn bị sẵn.
Văn Vương tự mình cầm dây cương, thúc ngựa. Về đến kinh thành, Chu
Văn Vương lạy ông lão làm Quốc sư, gọi là “Thái công Vọng”.
Thái công Vọng họ Khương nên gọi là Khương Thái công. Ông là người
có tài học, vẫn thường mong muốn đem tài năng giúp đời, nhưng hơn nửa
đời người sống trong u tĩnh. Đến lúc sức lực mòn mỏi, ông đến bên bờ sông
Vị, dựng lều cỏ, câu cá kiếm sống.
Sách Thượng Thư Trung Hầu có ghi: