Trước hết là do mật nhỏ, bị động, mẫn cảm, hưng phấn. Có em bị bố mẹ
rầy la về học tập, gây ra tâm trạng căng thẳng. Đây là những nhân tố
thường gây ra đái dầm. Các em bị bệnh hay giấu, sợ mọi người biết nên
giảm tiếp xúc với mọi người, tạo nên tính cách hướng nội.
Sau nữa là nguyên nhân di truyền. Nguyên nhân này chiếm tỷ lệ tương
đối lớn, theo thống kê, số bé trai là 74%, số bé gái là 55%.
Bố mẹ các em lúc nào cũng bắt học, làm các em bị khống chế đi tiểu,
cũng dẫn đến đái dầm. Hoặc nếu các em trót đái dầm mà bị trách mắng, rầy
la khiến các em phản ứng, giận dữ cũng bị đái dầm.
Nguyên nhân cuối cùng là do biến động trong gia đình.
Muốn chữa bệnh nên chú ý để các em uống ít nước, chú ý không cho các
em uống trà trước khi ngủ. Trước khi đi ngủ phải đi tiểu, nếu ban đêm các
em trót đái dầm thì đánh thức các em dậy.
3. Các em muốn gì thì nằm mơ thấy cái đó!
Thường các em nằm mơ thấy mình trở thành thầy giáo đang cao giọng
giảng bài trên lớp, hoặc viết văn như nước chảy.
Tỉ lệ các em trai với các em gái mắc bệnh này là 4/1, các em bé mắc
bệnh chiếm 10% so với tổng số. Thông thường, bệnh xuất hiện từ 3 tuổi, vì
lúc này các em đã biểu đạt được suy nghĩ của mình.
Nằm mơ thấy làm thầy giáo là muốn làm ngay, muốn ai cũng phải kính
trọng mình dẫn đến nội tâm xảy ra hàng loạt sự việc: kinh động, mẫn cảm,
hồi hộp. Hiện tượng trong mơ có thể là ước mong hàng ngày. Bởi vậy, chữa
bệnh này cho các em là làm cho tâm lý các em giữ được cân bằng, loại bỏ
những ảnh hưởng xấu, kích thích quá độ. Cần giải thích từ tốn, làm cho các
em nhận thức được thực tế.
4. Giấc mơ của một em bé đau dạ dày