KHOA HỌC VỚI NHỮNG GIẤC MƠ - Trang 22

II. NHỮNG HÌNH THỨC CÚNG TẾ

PHẢN KHOA HỌC ĐỐI VỚI CÁC

GIẤC MƠ

Người Ấn Độ có tập tục: Hàng tháng, những người có tâm đều trai giới

lên chùa thờ Phật hoặc đến đền thờ thần linh ngủ để cầu mộng. Họ tin rằng
chư vị thần linh, Phật, Trời sẽ cảm lòng thành kính, báo điềm lành để phấn
chấn làm ăn, điềm ác để tránh.

Ở Ai Cập thời cổ xưa có lệ: Sau các ngày lễ lớn, các vị chủ tế lên các đền

thờ thánh nằm ngủ để cầu mộng. Nếu mơ thấy điều tốt thì an tâm sống và
làm việc, còn thấy điều xấu thì phải cúng tế giải trừ.

Ở phương Đông, người ta cho rằng điều lành do Trời Phật ban cho, điều

xấu do hung thần ác quỷ gây nên.

Thời cổ đại Trung Hoa, do tin tưởng linh hồn con người tồn tại nên có

hai phương pháp “kỳ” và “nhượng” để cúng tế giải trừ những giấc mơ ác.
Đây là các phương pháp mê tín nhằm giải trừ tai họa mà các giấc mơ đã
báo.

Sách Chu lễ cho biết: Hàng năm vào mùa đông, vương triều Tây Chu

giao cho vương thất cử hành lễ “Hiến mộng” cho hoàng đế cực kỳ long
trọng. Đại lễ được cử hành tại “Lễ đường”.

Các quan đoán mộng lúc bấy giờ phải biết tính tuổi, quan sát thiên địa,

biết biện luận luật âm dương, biết thế nào là “lành”, là “dữ”. Cuối năm có
tổng kết những giấc mơ lành được ứng nghiệm, tổ chức dâng kính lên vua
để được vua chấp nhận. Nhà vua bái và tiếp nhận.

Thời xưa, người Trung Hoa dùng nhiều cách để trừ các loài ác quỷ và

giải mộng ác. Trong những ngày lễ tết, người trong cung chọn 120 nhi
đồng làm những “Thần tử” đi trừ dịch và quỷ ác. Bọn trẻ chít khăn đỏ, mặc

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.