KHOA HỌC VỚI NHỮNG GIẤC MƠ - Trang 29

mơ không thể lý giải được. Tính chất thần bí của những giấc mơ, việc ứng
nghiệm một cách ngẫu nhiên giữa mơ và thực được người xưa liên hệ, sau
đó tổng kết khái quát, giải thích phân loại lành, dữ.

Trung Hoa là một nước phương Đông mà lý luận đoán mộng rất phát

triển.

Từ đời Chu đã có hàng loạt lý luận sơ bộ phân tích các điềm báo của giấc

mơ. Sách Chu Lễ viết: “Đoán mộng tùy theo thời gian với trời đất, âm
dương; lấy mặt trăng, mặt trời và sao để đoán điều lành dữ của 6 loại giấc
mơ: giấc mơ chính trực, giấc mơ ác độc, giấc mơ lạ có nhiều điều đáng lo
sợ, giấc mơ vui và giấc mơ sợ hãi.” Căn cứ vào nội dung các sách cổ,
chúng ta biết rằng lý luận cổ xưa của Trung Hoa về mơ đã có nhiều và
tương đối phức tạp, những quan điểm thường không thống nhất. Đoán
mộng không đơn thuần là giải thích điềm lành dữ của nội dung giấc mơ, vì
vậy cần căn cứ vào các nhân tố thời gian, thiên văn, âm dương để có thể
đoán đúng được các giấc mơ.

Ở Trung Hoa cổ đại, từ thời Hoàng Đế đã có những hoạt động đoán

mộng. Sách Đế vương thế ký có chép:

“Trong giấc mơ, Hoàng Đế thấy bụi bẩn trên đời đều bị quét sạch. Rồi lại

thấy có người cầm cung nỏ đuổi đàn dê rất đông. Tỉnh dậy Hoàng đế suy
nghĩ luận đoán, tìm người để giúp mình.” Thời Hoàng Đế, những hoạt động
đoán mộng còn ở trình độ thô sơ, cách suy đoán dựa vào ý thức chủ quan,
chưa dùng cách phân tích văn tự mà đoán như bói toán dùng bốc từ sau
này.

Sách Lễ ký có chép:
“Đời Ân, thế kỷ XVII trước Công nguyên, các hoàng đế hay nằm mơ

thấy quỷ. Các hoàng đế rất quan tâm đến điều lành điều dữ hiện ra trong
giấc mơ. Sau mỗi lần ngủ mơ, các hoàng đế đều cho các quan đoán mộng
ngay.

Mỗi khi mơ thấy tổ tiên hiện lên trách hỏi, các hoàng đế phải biện lễ long

trọng để tế, cầu mong được tha tội.” Hoàng đế Vũ Đinh vào thế kỷ XIV

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.