I. CƠ SỞ TƯ TƯỞNG
“Vạn vật có linh nghiệm” là câu nói của người đời xưa, là một quan
niệm được kế thừa. Các nhà khoa học đời sau quan tâm nghiên cứu về vũ
trụ, nhân sinh, về sinh vật đều đề cập đến quan niệm này.
Thales - nhà hiền triết cổ đại Hy Lạp sinh ra ở thành phố Miletos, một
thành phố cổ trên bờ biển gần cửa sông Maeander của Thổ Nhĩ Kỳ, sống
vào những năm 624 đến 547 trước Công nguyên, là tài năng toán học, thiên
văn học, đã tiên đoán được nhiều hiện tượng tự nhiên. Tương truyền,
Thales tìm ra chùm sao Bắc Đẩu (Đại hùng tinh), tiên đoán được nhật thực
vào năm 585-584 trước Công nguyên.
Thales là người sáng lập ra trường phái duy vật tự phát, lấy quan điểm
duy vật để giải thích hiện tượng tự nhiên. Thales đề cập đến thuyết “vạn vật
linh nghiệm”, đứng trên quan điểm duy vật, dùng nhãn quan khoa học để
phân tích khá sâu sắc vấn đề này.
Các loại tôn sùng như: tôn sùng thiên nhiên, tôn sùng các loài động vật,
cây cỏ; tôn sùng những hình tượng trừu tượng như ma quỷ, thần thánh; mê
tín tiền thân, phận kiếp, các loại tế lễ cúng bái bói toán đều là những hình
thái ý thức ban đầu của con người mà cơ sở của nó là “vạn vật có linh
nghiệm”, tưởng như vô hình mà là hữu hình, tưởng trừu tượng mà vẫn có
cái cụ thể con người chưa tiếp cận được. Đối tượng của sự sùng bái, mê tín
là thần linh, sức mạnh siêu nhiên.
Có người còn cho rằng thần linh nếu được ánh sáng khoa học chiếu rọi
thì cũng là những lực lượng hữu hình, có tác động đến thế giới vật chất mà
con người đang sống.
Đặc biệt, họ còn cho rằng: Trong đời sống hàng ngày vẫn có những
người có thể thông tường và có mối liên hệ đặc biệt đa dạng với thần linh.
Một trong những biểu hiện mê tín của con người là tin vào điềm báo. Có
câu chuyện như sau: