II. NHỮNG ĐIỀU KIÊNG KỴ
Biết trước những điều may mắn để phấn chấn trong hành động, trong
cuộc sống; biết trước những điều rủi ro để tìm cách tránh, đó luôn là ước
mơ của con người.
Nhưng việc đoán đúng những việc sắp xảy ra thường là chuyện gặp may,
ngẫu nhiên.
Do đó, ngoài cách đoán trước còn một cách là kiêng kỵ để tránh tai họa
giáng xuống đầu mình.
1. Nguồn gốc của một số tập tục kiêng kỵ:
1.1. Kiêng kỵ để tránh điều dữ, điều xấu. “Có thờ có thiêng, có kiêng có
lành”.
* Ở Việt Nam:
- Ra ngõ kiêng gặp gái.
- Sáng sớm kiêng người đến xin tiền.
- Những ngày đầu tháng kiêng ăn thịt chó.
- Kiêng các ngày xấu:
Mồng năm, mười bốn, hai ba Đi chơi cũng thiệt nữa là đi buôn.
* Ở Pháp rất kiêng con số 13. Nếu ngày 13 lại trùng vào thứ 6 thì vô
cùng xui xẻo.
* Một số dân tộc thiểu số Trung Hoa không làm lễ cưới vào tháng 5,
tháng 7 và tháng 9. Khi phụ nữ có mang kỵ ăn thịt thỏ để tránh con sinh ra
có 6 ngón tay.
1.2. Sùng bái tổ tiên, kiêng chạm đến di vật của tổ tiên.
Ví dụ: Không được bán khăn áo của ông cha, nếu không sẽ làm ăn lụi
bại.