III. PHÙ VÀ CHÚ
Muốn giải trừ các giấc mơ ác, người phương Đông dùng các phép thuật
để chống lại là phù và chú.
1. Phù
Thời cổ Trung Hoa người ta làm các thẻ tre dài, 2 thẻ ghép vào nhau gọi
là Phù. Phù tượng trưng cho quyền uy tối cao.
Đào phù là loại phù bằng gỗ đào có xuất xứ như sau:
Tục lệ của người Trung Hoa thời cổ là ngày Tết cắm cành đào để xua
đuổi ma quỷ, tà khí. Nơi làm việc của các quan lại đều cắm cành đào. Ngày
đầu năm cắm cành đào trước công đường, cổng đình hoặc ở các ngã ba, ngã
tư để trừ tà, giải các khí ác. Gỗ cây đào được cho là tiên mộc, bách quỷ đều
sợ, nhiều nhà giàu dùng để làm nhà, nhất là làm các nhà thờ của dòng họ.
Những bức tranh dán trên tường ngày Tết cũng có hình người ôm quả đào.
Lâu ngày tục lệ thành tập tục, đào trở thành vật tượng trưng cho quyền
uy, nên có “đào phù” là loại phù bằng gỗ đào.
Trên “đào phù” có vẽ hai ông thần Tế theo truyền thuyết là Úc Lũy và
Thần Đồ.
Nhà chính trị Vương An Thạch đời Tống có bài thơ Nguyên Đán đề cập
đến quyền uy của cây đào.
Trong tiếng pháo nổ, một tuổi lại đi
Gió xuân ấm áp, uống rượu Đồ Tô
Nghìn nhà, vạn hộ rạng rỡ
Đều đổi “phù” cũ bằng mảnh gỗ đào mới.
Mảnh gỗ đào mới có vẽ thần gác cửa ra vào. Về sau phù không nhất thiết
phải dùng gỗ đào mà dùng các gỗ khác cũng được. Trên mảnh gỗ “phù” có