KHỞI NGHIỆP THÔNG MINH - SMART UP - Trang 21

Câu chuyện khởi nghiệp cũng có một ý nghĩa tương tự: Nếu bạn khởi
nghiệp với tâm thế và lý do để chứng tỏ bản thân thì chắc chắn công cuộc
khởi nghiệp này sẽ thất bại thảm hại. Bởi vì khởi nghiệp là một quá trình
gian truân, nên trong thời gian bạn “bận bịu” chứng minh, có thể sẽ chẳng
còn ai để bạn chứng minh sau khi khởi nghiệp thành công nữa, hoặc có thể
bạn sẽ chẳng bao giờ vươn tới thành công cho đến khi bạn hiểu rằng: thành
công trong khởi nghiệp chính là sự thật hoặc là không thành công. Nếu nó
là sự thật, bạn không cần chứng minh; nếu nó không thành công, dù bạn có
chứng minh như thế nào thì nó vẫn là một doanh nghiệp không thành công.

Có một danh nhân đã nói: “Có hai loại người trên thế giới: Người tuyên bố
mình làm nên chuyện và người làm nên chuyện. Nhóm thứ hai ít hơn”. Bạn
thấy điều gì qua câu nói này? Đó là những người vĩ đại thường ít hơn
những người tuyên bố mình là như thế rất nhiều.

Câu nói này cũng chính là lời khuyên dành cho những người khởi nghiệp
với mục đích chứng tỏ bản thân. Thực tế là: Doanh nhân khởi nghiệp cặm
cụi đi làm sẽ thành công nhiều hơn những doanh nhân khởi nghiệp mải mê
đi nói.

Vì vậy, thay vì khởi nghiệp với ước muốn chứng tỏ bản thân thì thay vào
đó, chúng ta nên phụng sự người khác bằng việc giải quyết vấn đề của họ
thông qua năng lực, sở trường và chuyên môn cốt lõi của bản thân hoặc
một nhóm người trong một tổ chức vận hành.

Bạn có sẵn sàng giúp đỡ người khác bằng năng lực của mình không?

Bạn có sẵn sàng giúp đỡ người khác bằng sở trường của mình không?

Bạn có sẵn sàng giúp đỡ người khác bằng chuyên môn cốt lõi nhất của
mình không?

Nếu làm được như vậy, bạn không cần phải chứng minh, tự khắc mọi người
sẽ công nhận bạn.

Để thành công trong khởi nghiệp: Hãy có “tư tưởng bậc thầy nhưng

phụng sự như người đầy tớ”.

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.