điểm là tiếp cận tới số đông “nhà đầu tư”, mà vẫn không bị mất phần trăm
sở hữu công ty. Cách gọi vốn này cũng có thể giúp các nhà khởi nghiệp thử
nghiệm sản phẩm hay ý tưởng của mình trên thị trường.
Thứ nhất, gọi vốn cộng đồng thường bắt đầu qua nền tảng các website như:
Kickstarter, Indiegogo... hay các website của chính những người kêu gọi
vốn. Ngày nay, các kênh truyền thông qua Internet đã mở cửa và giúp cho
việc tiếp cận cộng đồng – những nhà đầu tư – trở nên vô cùng hiệu quả.
Nhờ thế, các doanh nghiệp khởi nghiệp có thể kêu gọi vốn dễ dàng qua
Internet.
Tiếp theo, chủ sở hữu các ý tưởng/sản phẩm chia sẻ thông tin kêu gọi cộng
đồng đầu tư cho dự án.
Thứ ba, những nhà đầu tư sẽ góp một khoản tiền (từ vài triệu đồng đến vài
trăm triệu đồng) và nhận được một phần thưởng tùy theo mức độ hỗ trợ.
Những nhà đầu tư cộng đồng sẽ nhận được phần thưởng có thể là quà lưu
niệm của dự án, giảm giá dịch vụ hay bữa ăn tối với chủ đầu tư dự án... Với
hình thức này, bạn sẽ quy tụ được lượng người đông đảo cùng tham gia dự
án của mình. Không nhất thiết họ phải là những nhà đầu tư chuyên nghiệp,
mà đơn giản họ tham gia cuộc chơi vì họ thấy vui là được. Với số tiền
không phải là quá nhiều thì mọi người đều có thể tham gia được.
Nhờ sử dụng hình thức gọi vốn cộng đồng, chủ dự án có lợi vì không mất
phần trăm cho các nhà đầu tư, không mất thời gian đi tìm nhà đầu tư, mà
còn gây dựng được nhóm khách hàng tiềm năng từ những người đang đóng
góp hoặc dõi theo dự án.
Ở nước ngoài, hình thức gọi vốn cộng đồng này khá thịnh hành và phát
triển. Những doanh nghiệp khởi nghiệp bắt đầu với dự án nhỏ, sản phẩm
được mọi người yêu thích và tiếp cận cộng đồng trên diện rộng sẽ quy tụ
được cộng đồng lớn với hình thức gọi vốn cộng đồng này.
2. Nhà đầu tư thiên thần - Angel investor.
Chỉ với tên gọi “Nhà đầu tư thiên thần”, hẳn bạn đã có thể hình dung ra họ
là những người như thế nào rồi. Họ có nhiều tiền? Đúng. Họ có nhiều tiền