Hoàng đế tương lai, thường dùng để chỉ thái tử.
Liễu ở đây không phải cây dương liễu, mà là một loại cây lá kim, hoa nhỏ li
ti, có màu trắng hoặc đỏ, sinh trưởng bên bờ nước hoặc ngay dưới nước.
Theo Sơn Hải kinh: ở Nam Hải, nơi hai dòng nước trong đục giao hòa vào
nhau, có một loài cây tên nhược mộc, là khởi nguồn của Nhược Thủy.
Âm Tập chi thuật: thuật sử dụng âm thanh để tấn công người khác.
Theo thiên Tiêu Dao Du trong Nam Hoa kinh của Trang Tử: “Bắc Minh có
loài cá, tục gọi là côn. Thân mình rất lớn, chẳng biết tới mấy ngàn dặm.
Hóa thành chim, tên gọi là chim bằng (đại bàng). Giang cánh bay lượn, sải
cánh rộng như mây che rợp một góc trời.Thường nương sóng to gió cả mà
bay thẳng tới Nam Minh
Hỏa xà: loài rắn được ghi lại trong Sơn Hải kinh, biết bay lượn và chiêu hô
hồng thủy, “mặt người mình sói, có cánh bay, trườn bò như rắn, tiếng kêu
the thé, có thể chiêu hô hồng thủy
Trích trong bài từ theo điệu Ngu mỹ nhân của Nạp Lan Tinh Đức, nhan đề
Chiều thu tản bộ.
Ngũ Thần sơn: ở Quy khư, nơi ngàn vạn dòng nước cùng đổ về có năm
ngọn núi, vì là nơi ở của thần tiên nên được tôn xưng là Ngũ Thần sơn.
Theo Sơn Hải kinh ghi chép về nơi ở của Thần hệ Tuấn Đế, Viên Kha tiên
sinh cho rằng dòng dõi Tuấn Đế cai quản cả Ngũ Thần sơn. Theo sách Liệt
Tử, phần Thang Vấn chép: “Đi về phía Đông Bột Hải chẳng biết bao nhiêu
dặm có cùng biển lớn, sâu thẳm không đáy, tên gọi Quy khư. Nơi đó có
năm ngọn núi, tên gọi lần lượt là Đại Dư, Vân Kiều, Phương Hồ, Tiệm
Châu, Bồng Lai, chu vi toàn bộ ba vạn dặm, cao tới chín ngàn dặm
Theo sách Liệt Tử, phần Hoàng Đế: “Hoàng Đế ngủ ngày, mộng du đến
nước Hoa Tư, không biết nước này xa mấy nghìn vạn dặm, đại khái thuyền
xe không thể tới được
Theo sách Liệt Tử, phần Thang Vấn: “Không biết về phía Đông Bột Hải
mấy ức vạn dặm, có một vụng nước thăm thẳm không đáy, tên gọi Quy khư.
Nước từ tám phương trời chín phương đất, nước từ dòng Thiên Hán (Ngân
Hà) không ngừng đổ về đây mà mực nước vẫn không tăng không giảm.