trách giao dịch của BIS (Ngân hàng Thanh toán Quốc tế - Bank of
International Settlement), một siêu định chế của hệ thống tài chính
quốc tế có trụ sở ở Basel. Giả thuyết của Zero Hedge được xác
nhận gián tiếp khi website của BIS xóa tên Mikael Charoze sau khi
thông tin bị rò rỉ.
Mọi người đồng thuận lý do duy nhất để BIS tung tiền bán
khống vàng là theo lệnh của các ngân hàng trung ương Âu Mỹ
nhằm “tăng giá” các bản vị tiền tệ (Euro và đô la). Các quan ngân
hàng này đã in tiền quá nhiều để “cứu bồ” sau cuộc khủng hoảng
nợ công châu Âu và các gói kích cầu (QE) của Mỹ. Các hợp đồng
bán khống vàng này có thể được tiếp tục trong vài tháng tới vì BIS
và các ngân hàng trung ương Âu Mỹ không có gì để mất. Tệ lắm là
lại in thêm một ít tiền.
Nguồn mua từ Trung Quốc: chính phủ
hay tư nhân?
Trong khi đó, một mặt trái của các giao dịch trên cũng thú vị
không kém. Một báo cáo ngân hàng cho thấy Trung Quốc đã nhập
khẩu 40 tấn vàng qua ngõ Hồng Kông vào tháng Hai năm nay.
Trong tám tháng vừa qua, Trung Quốc đã nhập hơn 436 tấn vàng
từ Hồng Kông so với 57 tấn cùng thời hạn trong năm ngoái. Nói
tóm lại, khi BIS bán khống thì Trung Quốc mua vào. Hai lực đẩy
này – mua và bán – đang tác động mạnh trên thị trường vàng thế
giới. Lực nào sẽ mạnh hơn vào cuối ngày?
Một nhận xét khá thú vị đến từ Marc Faber, chuyên viên đầu tư
trái chiều (contrarian) khi được CNBC hỏi, “ông có nghĩ giá vàng
đang ở vào trạng thái bong bóng?” Ông nói là ông thường xuyên dự
các hội nghị về đầu tư khắp thế giới. Khi nói chuyện với các quản