Về nợ xấu ngân hàng, nhà nước đề nghị một công ty mua bán
nợ xấu 100 ngàn tỷ, nhưng vài chuyên gia của các viện nghiên cứu
nói 30 tỷ là đủ rồi. Một chuyên gia có giấy phép thì cho rằng 200
ngàn tỷ là tối thiểu; trong khi vài ông không có giấy phép thì đòi
600 ngàn tỷ. Suy ngẫm lại, không ai biết nợ xấu nó tròn méo thế
nào, số tiền thực sự là bao nhiêu, nợ xấu của doanh nghiệp nhà
nước chiếm tỷ lệ bao nhiêu, các thanh tra có kiểm soát được con số
này từ những ngân hàng quốc doanh không, bao nhiêu phần trăm
nợ xấu là cho các công ty con hay cháu của các chủ ngân hàng vay
mượn? Còn chuyện mua nợ xấu để bán cho ai, với giá nào, thu tiền
ra sao, ai được ưu tiên… thì cũng có vài chục giải pháp đề nghị.
Qua đến việc giải cứu các doanh nghiệp, nhất là trong lĩnh vực
bất động sản và vật liệu xây dựng, các chuyên gia còn năng động hơn
vì chuyện nhà cửa thì ngay cả các bác xe ôm cũng là “chuyên gia”;
rồi gay cấn hơn là hạ lãi suất xuống còn 5%, 8% hay 10%? Còn
chuyện giãn hay khoanh nợ theo nghị quyết thì các ngân hàng đã
âm thầm làm cả chục năm nay, không ai thắc mắc. Rồi chuyện
mua “hàng tồn kho”? Liệu chính phủ có mua đủ hàng? Tình trạng
hiện tại đã chứng minh cho các giải pháp này.
Tam thập lục kế, dĩ đào vi thượng
Tuần vừa rồi, tôi ghé nhà một người bạn ăn tối. Vợ chồng bạn
có hai con song sinh 2 tuổi và một con 4 tuổi. Khi vừa nhập tiệc thì ba
đứa tranh nhau đồ chơi và đồ ăn, cãi nhau ỏm tỏi và la khóc lớn
hơn cả các diễn viên trong một phim tình bi đát. Hai vợ chồng thử
mọi giải pháp, từ các gói cứu trợ đến các dọa dẫm trừng phạt. Sau 20
phút, hai vợ chồng thua cuộc và không ai ăn uống gì được. Tôi đề
nghị một giải pháp đơn giản: năm người lớn sẽ ra tiệm ăn và để lại căn
nhà cho ba đứa bé và hai bà ô sin. 15 phút sau, từ quán ăn, ông