TRẦN VĂN ĐỨC
Khổng Minh Gia Cát Lượng đại truyện
Chương XVIII
TIẾN CỬ NGƯỜI HIỀN
S
au khi Gia Cát Lượng làm thừa tướng, đặc biệt cho xây
dựng ở phía nam Thành Đô một “đài đọc sách”, để tập hợp
các nhà nho gia, kiêm tiếp đãi hiền sĩ bốn phương. Ông ta
cũng đặc biệt đưa ra hai nguyên tắc lớn để thu thập nhân
tài: một là có tầm hiểu biết rộng, hai là có năng lực thực tế.
1. Đạo lý trị quốc, xem trọng cử hiền.
Theo như ghi chép lịch sử, Gia Cát Lượng là một nhân vật bi kịch một đời
tận tụy cho đến chết, bởi thế mà không ít nhà sử học phê bình Gia Cát
Lượng không biết dùng người, chẳng hữu hiệu bồi dưỡng thế hệ kế cận mới
tạo thành thất bại sau này. Thực ra trong Tam quốc diễn nghĩa, sau khi mô
tả tô vẽ quá mức kỳ tài của Gia Cát Lượng, để giải thích cho thất bại của
Thục Hán, không thể không cho là Gia Cát Lượng không biết dùng người,
tạo ra ấn tượng sai lầm Thục Hán thiếu nhân tài.
Trong Tam quốc diễn nghĩa có nói: “Thục Trung không còn đại tướng, đến
như Lưu Hoá cũng được cử làm tiên phong”, như vậy là rất không công
bằng, trong thời gian Gia Cát Lượng còn sống và cả sau này nữa, Thục
Trung có rất nhiều nhân tài, giỏi văn giỏi võ không kém thời đại Lưu Bị.
Thất bại của Thục Hán, có những nguyên nhân khác, riêng về nhân tài thì
một chút cũng không thiếu vậy.