Trong “Gia Cát Lượng văn tập” từng chỉ rõ đạo lý trị quốc, phải xem trọng
việc tiến cử hiền tài. Bởi thế Gia Cát Lượng điều hành nước Thục rất quí
trọng nhân tài. Như trên đã nói, ông từng đề bạt Trương Nghi xuất thân hèn
kém, Vương Bình không biết chữ nào, chỉ cần là người có tài thực sự, bất
luận bối cảnh xuất thân, đều có thể được trọng dụng, Trương Nghi và
Vương Bình sau này đều lập công lớn, trở thành nhân vật quan trọng của
vương triều Thục Hán.
Dương Hồng là thuộc hạ của Lý Nghiêm, khi Lưu Bị với Tào Tháo đối trận
ở Hán Trung, tiến thoái do dự không quyết. Dương Hồng đề nghị rằng:
“Hán Trung là yết hầu của Ích Châu, không có Hán Trung làm bình phong,
Thành Đô luôn bị uy hiếp. Vì phải huy động tất cả con trai ra chiến đấu, con
gái đều phải vận chuyển lương thực, chiến trường này không thể không
đánh đến cùng”.
Được sự giúp đỡ của Dương Hồng, Lưu Bị cuối cùng đã đoạt được Hán
Trung, Gia Cát Lượng rất khẳng định năng lực của Dương Hồng, dâng biểu
đề bạt ông ta làm Thái thú Thục Quận. Dương Hồng là người chủ quản rất
hiểu rõ việc đề bạt nhân tài. Ông ta có một viên thư lại tên gọi là Hà Chi, rất
có tài cán, đã tiến cử với Gia Cát Lượng. Gia Cát Lượng sau khi xem xét
kỹ, cũng rất thích tài cán quản lý về hành chính của Hà Chi, trong mấy năm,
cuối cùng đã đề bạt ông ta làm Thái thú Quảng Hán, ngang hàng quan chức
với Dương Hồng.
Có lần hai người chạm mặt ở trong triều, bởi đã cùng thứ bậc, Dương Hồng
nói đùa rằng: “Ngựa của ông sao chạy nhanh đến thế?”. Hà Chi cũng cười
mà rằng: “Chẳng phải ngựa của tôi chạy nhanh đâu, bởi ông chưa quất roi
phóng ngựa ấy thôi!”
Câu chuyện giữa hai người trở thành giai thoại đương thời.
2. Quyền thuật - Tính tình - Ý chí