Phương Hiếu Nhụ là nhà nho học lớn đời Minh, cho rằng Gia Cát Lượng
làm thừa tướng, đã nỗ lực tiến cử hiền tài, các tể tướng từ Tần Hán đến nay
cũng chẳng thể sánh kịp.
3. Chú trọng giáo dục, tăng cường thực tiễn
Bởi muốn tiến cử được nhiêu người hiền tài giúp nước, Gia Cát Lượng rất
xem trọng việc giáo dục. Thời Lưu Yên, Lưu Chương nước Thục có thể nói
rằng suy vi về học vấn.
Sau khi Lưu Bị cai trị Ích Châu, Gia Cát Lượng xem trọng giáo dục, còn
đặc biệt lập ra người chủ quản phụ trách giáo dục, gọi là khuyến học tòng
sự, những đại nho ích Châu như Trương Sản, Duẩn Mặc, Tiều Chu đều đã
từng đảm nhiệm chức vụ này.
Sau khi Lưu Bị xưng đế, Gia Cát Lượng lại chính thức thành lập Phủ thái
học tối cao, do những tiến sĩ truyền dạy. Lấy kinh sách cổ văn và sách kinh
điển nho gia làm giáo trình chủ yếu, bởi thế chính quyền Thục Hán đã bồi
dưỡng được không ít nhân tài. Tiều Chu đảm nhiệm chức Khuyến học tòng
sự rất lâu, là một nhà sử học và kinh điển học nổi tiếng lúc đó, đôi với thiên
văn tướng số nghiên cứu rất sâu sắc. Học sinh được ông bồi dưỡng, bao
gồm cả nhà đại sử học Trần Thọ từng viết Tam quốc chí, và Lý Mật nổi
tiếng với Trần tình biểu.
Sau khi Gia Cát Lượng làm thừa tướng đặc biệt cho xây dựng ở Thành Đô
một đài đọc sách để tập hợp các nhà nho, kiêm tiếp đãi các hiền sĩ bốn
phương. Ông ta đặc biệt nêu ra hai nguyên tắc tập hợp nhân tài một là có
suy nghĩ sâu rộng, hai là có năng lực thực tế. Trước là động viên thuộc hạ
nói hết ý mình, tập hợp trí tuệ để tìm kiếm được sách lược và chế độ tốt
nhất cho quốc gia, lại bởi những can gián phê bình trực tiếp mà bồi lấp
những khuyết điểm điều hành. Sau là thông qua những khảo sát nghiêm
chỉnh, để tìm kiếm những thành tích thực tế tránh hư danh phủ lấp làm tổn
hại đến lợi ích của nhân dân.