Ông ta nhắc nhở những quan chức cao cấp chớ không chịu lo lắng nghe lời
nói của kẻ dưới, nếu như các cán bộ cao cấp tự đắc thái quá, ắt sẽ làm hỏng
việc này, khiến cho tất cả pháp lệnh đều không thể thúc đẩy. Cho nên ông
vận dụng kinh nghiệm hưng vong trong lịch sử, huấn thị các cán bộ cao cấp
rằng: “Nguy sinh ra trong lúc yên, mất sinh ra trong lúc còn, loạn sinh ra
trong lúc đang bình trị”. Lại biểu thị: “Người không lo xa, ắt có hoạ gần”.
Ông nhắc nhở mọi người muốn an cư phải nghĩ đến nguy hiểm, chẳng thể
chủ quan, lắng nghe nhiều ý kiến phản đối, có thể đưa ra được những phản
đối, có thể đưa ra được những phán đoán chính xác hơn.
4 . Thêm điều thiện, bỏ điều ác, làm hạn chế bớt tham nhũng
Sau khi đảm nhiệm chức Thừa tướng, Gia Cát Lượng viết huấn lệnh bảo
ban mọi người, động viên mọi người nói thẳng hơn nữa, ông nói: “Nếu
tránh những xích mích nhỏ, không trao đổi với nhau thì hại đến triều đình”.
Nếu như nhận phê bình mà không vừa lòng hoặc bởi tránh hiềm nghi, sợ
đắc tội với người, không thể thảo luận rõ hai mặt trái phải của vấn đề, thì
quyết định kế sách sẽ có sai lạc mà tạo thành tổn thất quốc gia. Gia Cát
Lượng chủ trương, quyết sách gì cũng phải qua trao đổi mà thống nhất,
cũng tức là vận dụng phương pháp tranh luận phản để để đưara kết luận
chính xác. Chẳng những yêu cầu thuộc hạ phải làm được, Gia Cát Lượng tự
mình thi hành, lấy kinh nghiệm bản thân ngày xưa quan hệ với những người
thầy, người bạn tốt như Thôi Châu Bình, Từ Thứ mà thản nhiên nói với mọi
người. Đặc biệt với những trợ lý thân cận lâu năm đi theo ông như Đổng
Hoà và Hồ Tế, thái độ xử sự của ông là luôn luôn nhắc nhở thẳng thắn, chỉ
bảo rõ ràng, để các quan chức cao cấp và thuộc hạ cùng tham khảo.
Tích cực khuyến thiện cố nhiên là quan trọng, song việc xua đuổi cái xấu
cũng là trách nhiệm của người làm việc quan.
Trong thiên “Tiện nghi” Gia Cát Lượng nhấn mạnh, làm việc quan phải
nghĩ đến “Tăng điều thiện bớt điều xấu” cũng tức là thái độ tiến cử hiền tài,