KHỔNG MINH GIA CÁT LƯỢNG ĐẠI TRUYỆN - Trang 411

giảm bớt tham nhũng. Trong “Xuất Sư Biểu” ông muốn hậu chủ Lưu Thiện
thân hiền thần, xa tiểu nhân, ông cho rằng thiếu vắng hiền tài thì sẽ còn kẻ
xu nịnh, là bắt đầu sự bại hoại tất cả, cho nên “phàm nước nguy không sửa
sang, dân không an cư, bởi thiếu hiền tài mà không nguy, được hiền tài mà
không yêu, chưa từng có vậy”.
Gia Cát Lượng tuy thuộc phái Thanh Lưu, song rất trọng thực tiễn, ông rất
biết những phần tử tri thức cuối đời Hán trọng hư danh dựa dẫm với nhau,
phong cách kẻ sĩ bại hoại, người thích xa xỉ quá nhiều, là nguyên nhân chủ
yếu nguy vong quốc gia, là sự không biết nhục của sĩ đại phu, là mối sỉ
nhục cho quốc gia.
Gia Cát Lượng nhấn mạnh nguyên tắc “trị thực mà không trị hư”. Ông ta
nói: “Vì người mà chọn quan thì loạn, vì quan mà chọn người thì tốt”. Ông
coi trọng thực tiễn, cốt là người hiền, không cứ xuất thân, không kể từng
trải, lựa người không nghĩ đến hạn chế của họ. Dương Hồng, Hà Chi được
đề bạt đặc biệt là phát huy tinh thần ấy của Gia Cát Lượng.
Gia Cát Lượng đối với người ta tuy có điểm nghiêm túc mà ít thông biến,
song ông đối đãi khiêm nhường, tuyệt không áp chế kẻ dưới. Ông rất phản
đối hành vi cậy mình lão thần, tranh quyền đoạt lợi, nếu bị phát hiện,
thường không xét đến địa vị cao, quan hệ thân thuộc, nhất định nghiêm
khắc chỉ trích, đối với những việc hỗn loạn nội bộ nguy hại lớn cho quốc
gia quân đội, thì nhất luật trừng trị tuyệt không tha thứ. Đối với những
người có cá tính riêng mình cậy tài, đố kỵ nhỏ nhen, tuy không phải là điều
xấu lớn, cũng nhẫn nại thuyết phục để có thể sửa đổi được. Trong chính
quyền Thục Hán, những người có địa vị cao như Lý Nghiêm, Liêu Lập, Lai
Mẫn đều bị bãi chức, phế làm thường dân. Còn Lưu Đàm, Trương Duệ, thì
được Gia Cát Lượng khuyên răn không mỏi, có được cơ hội hối lỗi. Lý
Nghiêm, Liêu Lập như trên đã nói không được phục chức. Lai Mẫn là
người Nam Dương vốn hậu duệ của đại lão thần Lai Hấp đời Quang Vũ đế,
là dòng dõi cao sang. Ông vốn là tân khách của Lưu Chương sau khi Lưu Bị
chiếm được Ích Châu được bổ nhiệm làm Điển học hiệu uý.
Chỉ phải Lai Mẫn vẫn tự cho mình là danh sĩ nước Sở, thích phê bình chính
sự, xem thường các đại thần trong triều, làm căng thẳng quan hệ với mọi

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.