Năm Kiến An thứ 12, Tôn Quyền lại tiến đánh Hà Khẩu, lần này Lỗ Túc
vận dụng mưu lược trước tiên, xúi giục không ít quân sĩ và cư dân ở Giang
Hạ chống lại Hoàng Tổ, khiến đội quân Hoàng Tổ đang trụ giữ ở Kinh
Châu, tại tuyến đầu gặp phải sự đả kích nghiêm trọng. Năm sau Tôn Quyền
lại phái Lã Mông, Lăng Thống, Đổng Tập, những tướng lĩnh trẻ tuổi của
Giang Đông tinh nhuệ và hăng hái, lại tiến đánh Hà Khẩu. Hoàng Tổ không
dám chống đỡ, trong lúc rút chạy bị quân địch đuổi theo chém chết, đội
quân Giang Hạ nức tiếng một thòi bởi thế mà tan rã cả. Song Tôn Quyền
cho rằng quân Giang Đông vẫn không đủ thực lực để trường kỳ đối kháng
với quân Kinh Châu hùng mạnh, sau khi chém chết Hoàng Tổ ở Nam Hải
để trả thù cho cha, bèn đưa quân sĩ chủ lực rút về Sài Tang, tạm đóng đồn ở
đấy.
Lưu Biểu vẫn không thích việc chiến sự, lại đang có vấn đề sức khoẻ và
việc tranh giành quyền bính nội bộ làm đau đầu, đối với cuộc chiến ở Giang
Hạ cũng không nghĩ đến và truy cứu nữa. Bởi thế ông ta chỉ phái người con
trưởng là Lưu Kỳ làm Thái thú Giang Hạ, sớm đến Hạ Khẩu chiêu phủ
quân dân mới vừa qua cảnh nước sôi lửa bỏng, lại đổi mới công việc phòng
thủ, xây dựng quan hệ hoà bình với chính quyền Giang Đông. Lưu Kỳ cá
tính khoan hậu mà nhu nhược lại thích hợp xử lý công việc này khiến chiến
tuyến Giang Hạ tạm thời khôi phục lại trạng thái hoà bình.
4. Gia Cát Lượng yết kiến Tôn Quyền.
Sau sự kiện này không lâu, Tôn Quyền nhận được tin mật báo, từ thành
Tương Dương rằng Lưu Biểu đã ngã bệnh từ trần, lập tức phái Lỗ Túc đến
Tương Dương viếng tang, cũng là quan sát khả năng diễn biến thời cuộc ở
Kinh Châu.
Lỗ Túc mới đến Nam quận, đại quân nam chinh của Tàn Tháo đã đánh
chiếm Phàn Thành, Lưu Tông ở thành Tương Dương vừa mới được cử làm
Kinh Châu mục đã vội dâng thành đầu hàng, quân Lưu Bị bị bức rút vê