KHỔNG MINH GIA CÁT LƯỢNG ĐẠI TRUYỆN - Trang 200

phải là hạng bầy tôi tầm thường, nay bị nhọt tên chữa lâu mà không khỏi
vẫn sợ rằng trời cao lại đố kỵ với anh tài vậy!”.
Sau này Tôn Quyền khi nhớ lại trận Xích Bích, thường nói với mọi người
rằng: “Quả nhân nếu không có Chu Công Cẩn dứt khoát không bao giờ có
ngôi vị hoàng đế này!”.

5. Lỗ Túc cho mượn Giang Lăng, Tôn - Lưu trở lại liên hợp.
Sự ra đi của Chu Du đối với Lưu Bị và Gia Cát Lượng mà nói, lại đem đến
một sự thoải mái. Chẳng những áp lực của Giang Lăng ít đi, mà Tôn Quyền
cũng không nhắc nhở đến chuyện Ích Châu nữa.
Lỗ Túc lên kế nhiệm, nhờ được Chu Du tiến cử, ông ta kiên trì nguyên tắc
liên hợp Tôn - Lưu để chống Tào Tháo, càng tích cực theo đuổi chủ trương
cho Lưu Bị mượn Giang Lăng, để Lưu Bị phụ trách nhiệm vụ bảo vệ phòng
tuyến phía tây.
Đã dùng người phải tin ở người, Tôn Quyền cũng mau chóng phê chuẩn đề
nghị ấy, Lỗ Túc bèn đưa quân đoàn Giang Lăng mà Chu Du thống lĩnh dời
về phía đông đóng ở Lục Khẩu, Lưu Bị thì dời trụ sở từ Công An về Giang
Lăng. Lại bổ nhiệm Quan Vũ làm Đãng khấu tướng quân, Thái thú Tương
Dương đóng đồn ở Giang Bắc, Trương Phi thì làm Chinh lỗ tướng quân,
kiêm thức Thái thú Nam quận. Nhiệm vụ của giai đoạn một trong Long
Trung Sách,
có được Kinh Châu, đến nay đã hoàn toàn đoạt được.
Kinh Châu vào cuối đời Đông Hán gồm có bảy quận: Nam Dương, Nam
Quận, Giang Hạ, Võ Lăng, Trường Sa, Quế Dương, Linh Lăng. Tào Tháo
khi triệt thoái ở Kinh Châu, thực ra vẫn còn dinh sở ở Tương Dương thành,
đấy là một vị trí rất quan trọng ở phía bắc Kinh Châu, thuộc quận Nam
Dương. Tôn Quyền thì chiếm được quận Giang Hạ và phía đông Nam
Quận. Ngoài ra Lưu Bị sớm đã nhân khi rối loạn bởi trận đánh Xích Bích,
tranh thủ thời cơ chiếm được bôn quận kia và một phần Nam Quận. Bởi thế
việc “mượn Kinh Châu” mà Lỗ Túc đưa ra, kỳ thực chỉ là việc đem Giang

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.