5. Trương Tùng, Pháp Chính âm mưu nhường lại Ích Châu.
Chẳng qua, do địa thế Ích Châu hiểm yếu thế lực bên ngoài xâm nhập
không dễ, đến cả đại quân Trương Lỗ ở Hán Trung gần kề gang tấc, cũng
khó có thể đánh chiếm được đất Thục. Bởi thế chính quyền Lưu Chương
được sự giúp đỡ của đại quân Đông Châu, vẫn kéo dài sự hấp hối chống
chọi được mười mấy năm.
Năm Kiến An thứ 13, cũng là năm thứ 14, Lưu Yên từ trần, Lưu Chương kế
tục, đã nổ ra cuộc chiến ở Xích Bích. Tào Tháo để mất Kinh Châu mới
chiếm được, Lưu Bị và Tôn Quyền hiển nhiên đã khống chế hữu hiệu ở lưu
vực sông Trường Giang, và tạo thành hình thế nam bắc đối kháng.
Tào Tháo không giành được thắng lợi ở phía nam, đã tích cực chuyển
hướng sang Quan Trung ở phía tây và Hán Trung ở tây nam. Chẳng những
Mã Siêu, Hàn Toại ở Quan Trung bị uy hiếp, đội quân Trương Lỗ ở Hán
Trung cũng tuyên bố tình trạng khẩn cấp, tích cực chuẩn bị tác chiến.
Đối với Ích Châu mà nói nguy cơ tuy còn rất xa, song Lưu Chương thấy
Trương Lỗ đáng gờm bị uy hiếp bèn nhân thể ném đá xuống giếng, giải
quyết vấn đề Trương Lỗ. Ông ta tiếp thu đề nghị của các lão thần phái Bản
Thổ là Pháp Chính và Trương Tùng, chẳng để ý đến chủ trương phản đối
tham gia chiến tranh Trung Nguyên của Trương Nghiêm, thủ lĩnh đại quân
Đông Châu vẫn giúp đỡ ông ta, ông ta chủ động phái sứ giả đến liên hệ với
Tào Tháo, có ý phối hợp nam bắc cùng tấn công Trương Lỗ.
Sứ giả Âm Phổ báo cáo rõ tình thế Ích Châu với Tào Tháo, khiến ông ta rất
đỗi vui mừng, lập tức phong Lưu Chương làm Trấn uy tướng quân, người
anh Lưu Mạo làm Bình khấu tướng quân. Không lâu sứ giả Ích Châu là
Trương Túc mang khá nhiều cống vật đến dâng, Tào Tháo rất thích thú, bèn
bổ nhiệm Trương Túc làm Quảng hán Thái thú. Nhưng đến sứ giả thứ ba là
Trương Tùng thì lại nảy ra vấn đề mới.
Trương Tùng là em trai Trương Túc, người cao không đến 5 thước ta, diện
mạo xấu xí, song học vấn rất uyên bác, biện luận giỏi giang, bởi thế thường