Lỗ Túc lại làm khó Lưu Bị, yêu cầu trả lại Kinh Châu vẫn đang mượn để ở.
Thực ra Đông Ngô chỉ cho Lưu Bị mượn Nam Quận mà thôi, song yêu cầu
lần này của Lỗ Túc, lại bao gồm cả ba quận Linh Lăng, Quế Dương,
Trường Sa. Bởi đánh thắng trận Xích Bích chính là Đông Ngô, lãnh địa mà
Lưu Bị nhân cơ hội giành được, cũng chỉ là Đông Ngô mặc nhiên tạm cho
mượn mà thôi, đã có lợi mà không phải trả tiền trông nom, chiến lược cho
mượn Kinh Châu của Lỗ Túc thực ra rất có lợi. Song Lưu Bị lại không biện
bạch cho việc mình chiếm Kinh Châu trước đây, chỉ trả lời vu vơ là đợi đến
khi chiếm được Lương Châu, tự nhiên sẽ đem toàn bộ Kinh Châu trả cho
Tôn Quyền.
Tôn Quyền cũng không dễ mắc lừa, ông ta phái Lã Mông lấy võ lực đánh
chiếm ba quận là Linh Lăng, Quê Dương, Trường Sa. Quan Vũ lo phòng
thủ phía bắc không dám tùy ý chi viện, chỉ phái sứ giả báo cáo với Lưu Bị ở
Ích Châu. Lưu Bị lập tức dẫn viện binh đến đóng ở Công An, lại lệnh cho
Quan Vũ nhanh chóng thu lại ba quận Kinh Nam.
Tôn Quyền cũng lệnh cho Lã Mông, một viên tướng thuộc phái Diều Hâu,
chuẩn bị dốc toàn lực đối đầu với Lưu Bị, lại lệnh cho Lỗ Túc tiến hành đối
trận với Quan Vũ.
5. Một đao phó hội, níu giữ hoà bình.
Lỗ Túc lấy đại cục làm trọng, cự tuyệt mệnh lệnh của Tôn Quyền, trái lại
cùng với Quan Vũ tiến hành hoà đàm “một đao phó hội”. Một đao phó hội
chẳng phải là chuyện Quan Vũ múa đại đao trong Tam quốc diễn nghĩa, mà
là một nơi phi vũ trang hoặc có thể gọi là cuộc đàm phán trước trận được vũ
trang nhẹ.
Theo đề nghị của Lỗ Túc, quân sĩ hai bên bầy binh bố trận ở ngoài năm
trước, để tránh xung đột, các tướng lĩnh tham dự hội đàm, mỗi người chỉ
mang theo một cây đao, chẳng có vệ sĩ đi kèm, sử sách gọi đó là một đao
phó hội. Tam quốc chí có chép: