qua, cắt bỏ việc dùng binh, để tránh những thương tổn nghiêm trọng, chỉ sợ
lúc ấy không đến mà thôi”.
Thái độ của Lục Tốn tuy cứng rắn, song ông ta cũng lập tức báo cáo với
Tôn Quyền, bởi Lưu Bị cứ trường kỳ ở lại Vĩnh An, chẳng về Thành Đô,
hiển nhiên chưa chịu cam tâm, nếu lại nhân cơ hội mà liên hợp hành động
với Tào Ngụy, có thể sẽ uy hiếp nghiêm trọng với Đông Ngô. Ông ta đề
nghị với Tôn Quyền chủ động cầu hoà với Lưu Bị, Tôn Quyền cũng cho
rằng có lý, bèn phái Thái trung đại phu Trịnh Tuyền đến xin hoà với Lưu
Bị.
Trải qua lần vấp ngã này, số mệnh lại mỉm cười với Lưu Bị. Ông ta bình
tĩnh suy nghĩ thêm, nếu Đông Ngô bị diệt vong, thì Thục Hán cũng có nguy
cơ nghiêm trọng, bởi thế mà tiếp thu yêu cầu của Trịnh Tuyền, phái Thái
tôn đại phu Tôn Vỹ sang Đông Ngô đáp lễ Tôn Quyền. Sau chiến dịch Hồ
Đình, đây là lần đầu tiên bên Tôn - Lưu tìm được cơ hội hoà hiếu. Đáng tiếc
không lâu sau đó, bệnh tình Lưu Bị nguy kịch, nỗ lực ngoại giao này lại bị
đứt đoạn.
6. Gửi con ở thành Bạch Đế, vua tôi bàn việc quốc gia.
Chiến dịch Hồ Đình, đối với Lưu Bị có tiếng là anh hùng, cơ hồ là một đòn
chí mạng, làm tổn thất lớn đến uy tín của Thục Hán mới kiến lập, chí lớn
bắc phạt Tào Ngụy, khôi phục nhà Hán cơ hồ đã tuột khỏi tầm tay, bi thống
có thừa, tình hình sức khoẻ xấu đi nghiêm trọng.
Thành Đô lại truyền đến những tin xấu, đầu tiên là Tư đồ Hứa Tĩnh tuổi già
đã mất. Tiếp đến là Kiêu kỵ tướng quân Mã Siêu nổi tiếng ở xứ Tây Lương
cũng bệnh mà mất lúc 47 tuổi, bốn tướng lĩnh quân đoàn của Hán Trung
Vương nối nhau từ trần, kể về hàng đại tướng có danh tiếng đảm đương
được một vùng chỉ còn Triệu Vân và Ngụy Diên.
Đến như Thượng thư Lưu Ba mới đến Vĩnh An thăm hỏi, trở về Thành Đô
không bao lâu cũng bị bệnh mà mất, Lưu Bị vạn phần thương tâm, bèn bổ