đến lúc ấy ta cũng khó giữ mình, cho nên kế sách lớn liên minh với Thục
hay Ngụy vẫn còn chưa quyết”.
Đăng Chi nghe rồi, bởi đã có dự liệu nên đáp rằng: “Ngô Thục có đất bốn
châu (Kinh, Dương, Lương, Ích), đại vương là anh hùng của đời này mà
Gia Cát Lượng cũng là người tuấn kiệt. Nước Thục có địa hình hiểm trở dễ
giữ mà khó đánh vào. Nước Ngô cũng có Tam Giang (Ngô Tùng, Tiền
Đường, Trường Giang), là bức bình phong thiên nhiên, muốn tấn công đâu
có dễ. Nếu như cộng những điều kiện hai bên, môi hở răng lạnh, tiến thì có
thể nuốt được thiên hạ, thoái thì cũng giữ được thế ba chân đỉnh, đấy chẳng
là lẽ rất tự nhiên ư? Đại vương nếu nghĩ quy phục Tào Ngụy, Tào Phi sớm
muộn sẽ cưỡng bức ngài đến Lạc Dương, đến lúc ấy ắt thành mối lo. Ví như
đại vương kiên trì không đi, Tào Phi sẽ yêu cầu đại vương đưa Thái tử làm
con tin, nếu không nghe theo Tào Phi sẽ lập tức lấy lý do thảo phạt phản
nghịch mà dẫn quân đánh Đông Ngô. Lúc đó nếu như nước Thục cũng nhân
cơ hội thuận dòng mà xuống, thì đất Giang Nam không thuộc đại vương
nữa”.
Tôn Quyền ngồi nghe im lặng không nói.
Đích xác Tào Phi yêu cầu Thái tử Tôn Đăng đến Lạc Dương làm con tin, đã
không chỉ một lần. Điều kiện này chẳng những Tôn Quyền không thể đáp
ứng hơn nữa quần thần Đông Ngô cũng cho rằng đấy là điều đại sỉ nhục,
dẫu phải liều mạng cũng chẳng thế nghe theo. Nghĩ đến đó, Tôn Quyền
không khỏi than rằng: “Ông nói rất phải!”
Thế rồi lập tức hạ lệnh cắt đứt quan hệ với Tào Ngụy, nối lại hoà hiếu với
Thục Hán, Đặng Chi cũng lập tức dâng lên 200 ngựa tốt, 1000 thếp gấm,
cùng không ít đặc sản nước Thục, nói chung đã hoàn thành được sứ mệnh.
3. Trương Ôn tỏ ra kiêu ngạo, Tần Mật ứng đối trổ tài
Mùa hạ năm thứ hai, Tôn Quyền phái Trung lang tướng vào Thục đáp lễ,
trước lúc lên đường Tôn Quyền dặn dò Trương Ôn rằng: “Ta vốn chẳng