vào Thục, Vương Liên đóng cửa thành cố thủ, Lưu Bị thấy ông ta có trách
nhiệm và khí tiết nên rất ưa thích. Sau khi bình định Thục Trung, vẫn được
trọng dụng, việc điều hành ở quận có thành tích tốt. Vương Liên ngoài sở
trường về hành chính, lại giỏi về việc tài chính, bởi thế được Gia Cát Lượng
đề bạt, việc trông nom mỏ muối ở Tứ Xuyên đạt nhiều thành tựu. Suốt một
đời tuy thay đổi không ít chức quan, song tựa hồ đều liên quan đến tài
chính. Gia Cát Lượng trọng dụng ông ta làm bí thư cơ yếu ở Phủ thừa
tướng, vẫn phụ trách kế hoạch tài chính.
Đề nghị của một người dưới trướng được tín nhiệm như vậy, tin rằng Gia
Cát Lượng chẳng thể xem thường.
Huống chi trong lời can của Vương Liên, ắt có vấn đê quân lương và tài
chính mà Gia Cát Lượng vẫn xem trọng.
Tam quốc chí có chép, Gia Cát Lượng đối với đề nghị của Vương Liên, đích
xác đã khá thận trọng suy nghĩ, ông ta cũng đã cân nhắc là phái một viên
đại tướng thay ông ta viễn chinh, song ông ta cho rằng ở chiến trường này
chủ yếu nhất là chính trị, mà chẳng phải quân sự. Thục Hán có không ít
mãnh tướng thiện chiến, song khí chất chính trị thì không đủ, nếu cần triệt
để giải quyết vấn đề, chẳng phải tự mình xuất chinh không được.Song
Vương Liên chẳng phải tùy tiện nói ra lời can gián của ông có lý do đầy đủ,
lại rất khẩn thiết, bởi thế Gia Cát Lượng rất cảm động lại phải suy nghĩ kỹ.
Sử sách có chép, do lời can của Vương Liên, đích xác khiến Gia Cát Lượng
ngẫm nghĩ trong suốt một thời gian khá dài.
Đến tháng 3, Gia Cát Lượng mới quyết tâm từ biệt hậu chủ Lưu Thiện, tự
mình chuẩn bị nam chinh.
Ông ta đầu tiên hạ lệnh cho Thái thú Ngụy Diên tăng cường phòng thủ phía
bắc, để đối phó sự manh độnẹ của Tào Ngụy. Lại điều động Lý Nghiêm phụ
trách phòng vệ phía đông, chú ý đến tiến triển xung đột giữa Ngụy - Ngô,
thường xuyên nắm tình hình quân sự chặt chẽ. Trưởng sử Hướng Lăng giữ
Thành Đô, điều động quân lương để chi viện cho tiền tuyến.
Quân đoàn nam chinh được sắp xếp như sau:
- Tổng tư lệnh: Thừa tướng Gia Cát Lượng
- Tham mưu trưởng: Trưởng sử Dương Nghi