chí mượn đó mà phê bình Gia Cát Lượng thiếu năng lực ứng biến, thực ra là
rất không công bằng vậy.
Lấy thực lực Tào Ngụy và Thục Hán mà so sánh, ví như có thể đột kích
Tràng An thành công song nếu thực sự chiếm được vùng Quan Trung là
Lương Châu, thì chẳng có đủ lực lượng giữ Tràng An lâu dài. Nếu Tào
Ngụy làm vườn không nhà trống, đóng chặt cửa thành đối kháng với quân
bắc phạt của Thục Hán ở khu Tư Lệ, ắt sẽ khiến cục diện chiến tranh rơi
vào thế đông cứng, quân viễn chinh khó khăn về bổ trợ, chiến tuyến kéo
dài, chẳng may Tào Ngụy tập kích ở hậu phương ắt sẽ nguy cấp đến sự sinh
tồn của đội quân viễn chinh này.
Năm xưa Quan Vũ liên tục đánh phá quân Tào, bao vây ở Tương Phàn,
nhìn thấy thành công trước mắt, nhưng hậu phương lại bị Lã Mông đột kích
ở bản doanh, tinh thần viễn chinh lập tức suy sụp, thành ra toàn quân tan
tác, lấy việc trước mà xem, chẳng phải bình luận gì thêm.
Sách lược này của Ngụy Diên giống như đánh bóng gậy, tuy có thể lập tức
giành được một số thắng lợi, thậm chí thắng lợi lớn song xác suất thương
tổn rất cao, nghiêm chỉnh mà nói đối với một đội quân yếu, đánh lâu dài là
chiến thuật không khôn ngoan. Kế hoạch của bộ tham mưu Gia Cát Lượng
có thể nói là chiến thuật đánh ngắn cưỡng bức dần dần, lợi dụng sự không
chú ý của đối phương, đánh vào địa phương lơ là nhất, không cầu công lớn,
chỉ cầu tiến lên được.Sau khi chiến thắng một thành lũy, lại tiến tiếp một
bước, một lũy lại một lũy, cũng có thể rất gian khổ, tiêu hao mất nhiều thời
gian, song lại là rất thực tiễn, không quá mạo hiểm. Gia Cát Lượng là như
thế, biết suy nghĩ để giành được thắng lợi sau cùng, đấy là phát huy cao
nhất tinh thần binh pháp Tôn Tử. Chiến thuật đánh ngắn thận trọng và cục
bộ với tinh thần ‘‘tốc chiến”, đối với một đội quân thế yếu mà nói, đích xác
là thích hợp.
4. Tấn công Lương Châu phía bắc, thu phục Khương Duy tài danh