Lời bình của Trần Văn
Trong “Thiên chiến uy” của Úy Lạo Tử, có nói đến nguyên tắc cơ bản tác
chiến cầu thắng, đặc biệt nhấn mạnh đến tính quan trọng của tinh thần binh
sĩ.
“Người khéo dùng binh, chiếm đoạt được người ta mà không để bị chiếm
đoạt, muốn đoạt được then chốt là ở tinh thần vậy. Nói cách khác, người
khéo dùng binh, phải hiểu được tinh thần binh sĩ đánh địch, mà không bị kẻ
địch mài mòn tinh thần binh sĩ của mình, về tinh thần binh sĩ của kẻ địch,
phải khéo vận dụng 5 điều nhận thức sau:
1. Thu thập tình báo, nghiên cứu phân tích kỹ lưỡng, để đưa ra chiến lược
tốt nhất.
2. Khi thống soái giao nhiệm vụ tác chiến phải cụ thể, chẳng thể sơ lược,
khiến tâm chí toàn quân có thể tập trung vào một hành động mà thôi.
3. Kế hoạch tấn công phải chu đáo, chuẩn bị phải hoàn chỉnh, chớ mang
tâm lý cầu may.
4. Thi hành phòng ngự, ắt phải nghĩ đến trước, chưa thể thắng mà đợi địch
thì có thể thắng, đại bản doanh chẳng thể để kẻ địch lợi dụng sơ hở, như
vậy kẻ địch mạnh thế nào cũng bó tay chẳng có sách gì.
5. Vận dụng chiến thuật tại chỗ phải hoạt bát, thưởng phạt phân minh, lại
phải triệt để thực hiện công bằng.
Phải đạt được 5 điều ấy, trước hết hiểu đầy đủ tình hình kẻ địch, căn cứ vào
đấy mà lựa chọn hành động, việc đại sự, quân sự quốc gia, kế sách phải
căn cứ vào sự thực khách quan để phân tích, chẳng có thể chủ quan phán
đoán hoặc dự đoán sai lạc. Chuẩn bị đầy đủ binh sĩ ắt sẽ dũng cảm chiến
đấu, tinh thần binh sĩ ắt sẽ nâng cao. Chuẩn bị nhầm lẫn, tinh thần binh sĩ
ắt sẽ mai một, sẽ khó thoát khỏi vận mệnh thất bại.
Hành động bắc phạt lần thứ hai của Gia Cát Lượng tuy là lợi dụng lúc
chiến bại của Tào Hưu, quân Tào sắp xếp hỗn loạn mà có hành động đột
kích; song về tình báo, hiển nhiên thu thập không đầy đủ hoàn thiện, dẫn
đến sai lầm sách lược tác chiến toàn thể một cách nghiêm trọng, chẳng
những không thể giành được thắng lợi đột kích, hơn nữa sai lầm còn dẫn
đến chỗ nguy hiểm cùng đường. Lại quan sát về phía Tào Ngụy, bởi Tào