Thừa tướng, lại được phong là Phủ quân tướng quân, một mình đảm nhiệm
việc điều hành ở phủ Thừa tướng.
Thời gian này, Gia Cát Lượng nhiều năm động binh, song Tưởng Uyển đều
có thể cung cấp đủ nhu cầu binh lương cho Gia Cát Lượng. Trách chi Gia
Cát Lượng nói với mọi người thường khen rằng: “Công Diễm một lòng
trung thành, cùng với ta gây dựng được vương nghiệp vậy”.
Khi bệnh nặng ở gò Ngũ Trượng, Gia Cát Lượng đã viết mật thư bầy tỏ với
Hậu chủ: “Nếu như hạ thần chẳng may, việc sau này giao cho Tưởng
Uyển”. Điều ấy cho thấy rõ Gia Cát Lượng đã coi Tưởng Uyển làm người
kế nhiệm thứ nhất.
Sau khi Gia Cát Lượng mất, Hậu chủ Lưu Thiện bổ nhiệm Tưởng Uyển làm
Thượng thư lệnh, Đô hộ, Thứ sử Ích Châu, Đại tướng quân, cơ hồ nắm cả
đại quyền quân chính Thục Hán.
Thống soái Gia Cát Lượng mất đi, triều đình Thục Hán rơi vào trạng thái
bất ổn định nghiêm trọng Tưởng Uyển đảm đương trách nhiệm cao nhất,
vẫn bình tĩnh như xưa đã chẳng ra oai cũng không hiếu sắc, thực hiện tất cả
mọi việc ngày nào cũng như ngày nào, dần dần giành được sự tín nhiệm của
quần thần.
Sau hai năm, tình hình nội bộ đã mau chóng ổn định. Tưởng Uyển bèn
chính thức kế tục ý chí của Gia Cát Lượng, ra đóng doanh trại ở Hán Trung,
lấy quan hàm Đại tư mã chỉ huy việc quân ở tiền tuyến, trở thành người kế
nhiệm công việc thực sự của Gia Cát Lượng. Công việc Thượng thư lệnh ở
Thành Đô giao cho Phí Vỹ thay thế.
Tưởng Uyển cá tính ôn hoà, suy nghĩ bình tĩnh, bất kể tình hình gì đều điều
hành rất tốt, là một người lãnh đạo mềm dẻo nhất.
Đông tào Dương Hí bản tính thuần phác, không thích biện luận, Tưởng
Uyển có hỏi han ông ta cũng thường mặc nhiên không đáp. Bởi thế có
người nói với Tưởng Uyển: “Ông trao đổi với Dương Hí, Dương Hí mặc
nhiên không đáp, ngạo mạn đến như thế, chẳng phải quá phận mình ư?”.
Tưởng Uyển lại cười mà đáp rằng: “Lòng người không giống nhau, cũng
như mặt mũi vậy, bề mặt thì tuân theo mà sau lưng lại có ý kiến khác mới là
hành vi vô liêm sỉ nhất. Dương Hí nói chung cho rằng nếu tán thành ý kiến