Vỹ thực bỏ xa ta, ta suốt ngày bận rộn với công việc, mà ông ta thì không
mất nửa ngày nhàn nhã!”.
Phí Vỹ tính khiêm nhường chất phác, trong nhà không có nhiều tài sản, tay
không lấn bấn bởi tiền bạc, con cái mặc áo vải, ăn cơm thường, xuất nhập
tiêu dùng không theo nếp quan cao, chỉ như một viên quan nhỏ mà thôi.
Năm Diên Hy thứ 11, lại tiếp tục việc của Tưởng Uyển đóng trại ở tiền
tuyến Hán Trung, song ông ta có thể từ xa khống chế được việc quân chính
ở Thành Đô.
Năm Diên Hy thứ 15, chính thức mở phủ Thừa tướng, trở thành người đứng
đầu các đại thần, chẳng ngờ đang lúc phát huy tài hoa tận lực báo quốc, rốt
cuộc trong một lần yến tiệc đang say rượu, bị hàng tướng nước Ngụy là
Quách Tuần ám sát mà chết.
* Đổng Doãn
Trong Xuất Sư Biểu Gia Cát Lượng có viết:
Thị trung Quách Du Chi, Phí Vỹ, Đổng Doãn là người tiên đế lựa chọn cho
riêng bệ hạ... Đến nay châm chước lợi lại, tỏ hết lời trung, thì Du Chi, Phí
Vỹ, Đổng Doãn đều dốc lòng vậy... Nếu như có những lòi lẽ không phù hợp
với đức tốt, thì cứ trách phạt sự quá trớn của họ, để rõ lầm lỗi.
Đổng Doãn được Gia Cát Lượng xem là hiền thần, cũng là một đại thần
quan trọng thời kỳ cuối Thục Hán, Đổng Doãn tên chữ là Hưu Chiêu, là con
của đại lão Thục Trung là Đổng Hòa. Khi trẻ tuổi đã làm Xá nhân của Lưu
Thiện, sau khi Lưu Thiện lên ngôi, được thăng làm Hoàng môn thị lang.
Khi Gia Cát Lượng bắc phạt, thấy hậu chủ còn quá trẻ, sự phán đoán không
chín chắn, phải lấy Đổng Doãn là người công chính liêm minh, giúp hậu
chủ dẹp trừ gian tà, cho làm thị trung, kiêm Hổ bôn trung lang tướng, chỉ
huy cận vệ.
Quách Du Chi và Phí Vỹ tính cách ôn hoà, nên việc nói năng can gián cơ hồ
đều do Đổng Doãn gánh vác, đến như hậu chủ Lưu Thiện cũng phải nể sợ