Năm sau tức là năm 260 sau Công Nguyên, vào mùa hạ, tướng quốc Tào
Ngụy là Tư Mã Chiêu tự phong là Tấn Công. Ngụy chủ Tào Mao có âm
mưu bãi truất quyền hành của Tư Mã Chiêu, lại bị một viên tướng bên phe
Tư Mã Chiêu ám sát, Tư Mã Chiêu hạ lệnh trừng phạt bè đảng Tào Mao,
đón Hương công Tào Hoán làm Ngụy chủ, gọi là Nguyên đế.
Tháng 10 đầu mùa đông, Lưu Thiện lấy Đổng Quyết làm phụ quốc đại
tướng quân, Gia Cát Chiêm làm Vệ tướng quân, cùng lĩnh chức Lục thượng
thư, lại lấy Thị trung Phàn Kiến làm Thượng thư lệnh. Ba người tuy một
lòng vì đại sự, song bè đảng của Trung thường thị Hoàng Hạo đã mạnh, có
nhiều sĩ đại phu hùa theo. Đổng Quyết với Gia Cát Chiêm, Phàn Kiến tâm
có dư mà lực không đủ, nên việc cách tân không đạt hiệu quả tốt đẹp.
Qua hai năm chuẩn bị, tháng 8 năm 262 sau Công Nguyên, đại tướng quân
Khương Duy lại chuẩn bị bắc chinh lần nữa. Tướng quân Liêu Hoá cho
rằng Thục Hán đã không còn thực lực, chỉ nên tăng cường bố phòng, không
nên xuất chinh.
Khương Duy bởi xung đột với Hoàng Hạo ngày càng lớn không muốn ở lại
Thành Đô, nên vẫn kiên quyết xuất quân. Đương nhiên Khương Duy biết rõ
việc hậu cần của quân Thục Hán kém, sức tác chiến đã thoái hoá, bởi thế đã
lựa chọn vùng Thao Dương phòng thủ yếu kém làm mục tiêu tấn công.
Chẳng ngò Đặng Ngải lại dùng chiến thuật phòng thủ không sơ hở, Khương
Duy bất đắc dĩ phải giao chiến với quân chủ lực của Đặng Ngải ở Hầu Hoà,
tình hình lúc đầu không thuận lợi, Khương Duy phải rút quân về Đạp
Trung.
Hữu tướng quân Dương Vũ với Hoàng Hạo có âm mưu muốn phế truất
chức của Khương Duy. Khương Duy thì đề nghị giết Hoàng Hạo, hậu chủ
Lưu Thiện vẫn mơ hồ một mực làm ngơ. Khương Duy sợ bị Hoàng Hạo
hãm hại bèn lập đồn điền ở Đạp Trung không dám trở về Thành Đô.
Tư Mã Chiêu tiếp thu đề nghị của Chung Hội quyết định chủ động tấn công
Thục Hán, lấy Chung Hội làm Chinh tây đại tướng quân. Đô đốc quân đoàn
Quan Trung. Đặng Ngải tuy không tán thành, song triều đình đã hạ lệnh
cũng đành phải nghe theo. Khương Duy được tin mật báo Tào Ngụy cử đại
binh thâm nhập, lập tức đề nghị với Lưu Thiện cho Trương Dực giữ cửa ải