KHỔNG MINH GIA CÁT LƯỢNG ĐẠI TRUYỆN - Trang 85

gọi đó là Ngọa Long (con rồng nằm), thấy trước một kẻ tuấn kiệt nay mai,
cũng như con rồng nằm ở trong đầm lớn, chỉ đợi có cơ hội tất sẽ bay lên
trời cao, thực hiện những việc lớn lao. Danh hiệu này được Bàng Đức Công
trao cho đã khiến chàng thanh niên Gia Cát Lượng chỉ sau một đêm trở
thành một danh nhân ở đất Kinh Tương. Được sự sắp xếp của Bàng Đức
Công người chị gái của Gia Cát Lượng đã lấy một người con của họ Bàng
là Bàng Sơn Dân; một người giầu có ở đất Kinh Tương, lại làm thông gia
với một nhà cô nhi ngoại địa đã làm chấn động những kẻ sĩ ở Kinh Tương,
đây cũng là một biểu thị thiện cảm mà họ Bàng dành cho Gia Cát Lượng.
Người cháu của Bàng Đức Công là Bàng Thống (tên chữ là Sĩ Nguyên) hơn
Gia Cát Lượng ba tuổi, dáng vẻ cao lớn mà thuần phác song rất có tài hoa,
ngoài những kẻ sĩ Kinh Tương, biết ông ta là người họ Bàng mà tỏ ra rất coi
trọng, rất ít người hiểu rõ năng lực của Bàng Thống. Chỉ có Tư Mã Huy do
thường vẫn nói chuyện với anh ta, biết rõ tài hoa phi phàm của Bàng
Thống, khen ông ta là người nổi trội ở Kinh Tương, gọi là “Phượng Sồ”.
Gia Cát Lượng với Bàng Thống vẫn thường gặp nhau song Gia Cát Lượng
cẩn thận có lễ, mà Bàng Thống thì xốc nổi thô lỗ cá tính tương phản, lại
thêm Gia Cát Lượng vẫn thường ở gần với lão gia, nên Bàng Thông tuy
cùng lứa tuổi, song cũng không thân thiết cho lắm.
Người em trai của Bàng Thống là Bàng Lâm, lấy em gái của Tập Trinh, một
phần tử chủ yếu của họ Tập ở phía nam thành Tương Dương, họ Tập vẫn
được gọi là gia tộc giàu có, nổi tiếng trong vùng, người vùng ấy rất nể Tập
Trinh. Bùi Tùng Chi khi chú giải “Tam Quốc chí” có chép rằng “Tập Trinh
là ngươi phong lưu khéo ăn nói, cũng nổi tiếng như Bàng Thống, ở gần Mã
Lương. Khá thấy Tập Trinh cũng được xem trọng, Gia Cát Lượng qua mối
quan hệ họ Bàng, nên cũng qua lại thân mật với Tập Trinh”.
Họ Mã ở Nghi Thành cách không xa Tương Dương. Mã Lương là một
người trẻ tuổi nổi tiếng một thời, sau này Mã Tắc được Gia Cát Lượng yêu
mến, chính là anh em với Mã Lương song Mã Tắc là em, kém Mã Lương
nhiều tuổi. Trong thư Mã Lương viết cho Gia Cát Lượng có gọi là Tôn
Huynh, giữa hai người có mối quan hệ thân thiết, sau này khi Lưu Bị xây
dựng chính quyền ở Kinh Châu, họ Mã là một lực lượng giúp đỡ rất lớn.

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.