gái là ông vui vẻ cúi người xuống bẹo má con và nói to: “Lại đây uống
nước khoáng mặn bố mang về nào”.
Bố cô làm việc trong phân xưởng, nước khoáng mặn chính là phúc lợi
chỉ những hôm nhiệt độ cao mới có, ông không uống mà thường để trong
một cái bình giữ nhiệt nho nhỏ mang về nhà, lúc đổ ra vẫn còn mát lạnh,
trộn với những viên kem gói rồi uống. Đó là những ký ức đẹp đẽ nhất về
mùa hè của Tri Vy.
Đến tuổi đi học, hàng ngày Tri Vy đeo cặp sách, men theo con đường
nhỏ bên cạnh khu công xưởng đi tới ngôi trường tiểu học cách nhà tầm trăm
mét.
Góc quẹo nơi con phố nhỏ có những bức tường vây cao, thẳng, bên
trên có mái che, đó là phân xưởng sản xuất thuốc, nơi đó luôn luôn có khói
trắng bay lên, cho dù là sáng sớm hay tối khuya thì bên trong luôn phát ra
ánh sáng màu vàng tăm tối. Bởi vì quanh năm ngày tháng có khí bay lên ẩm
ướt nên lớp xi măng trên những bức tường cao mọc đầy rêu xanh, mặt đất
luôn ẩm ướt, không khí lúc nào cũng nồng nặc mùi thuốc bắc.
Lúc mới đi học, có bạn nam nghịch ngợm đã dọa Tri Vy, cậu nói đó là
nơi công xưởng để xác chết. Tri Vy không nghi ngờ gì cả, lúc đó cô cảm
thấy cuộc sống của những người xung quanh mình đều kết thúc trong công
xưởng này, vì thế cô sợ hãi đến nỗi mỗi lần đi qua đây đều cắm đầu chạy,
chưa bao giờ dừng lại nửa bước. Cho tới khi bố dẫn cô vào trong đó xem thì
mới biết trong đó chẳng qua chỉ có một đống máy móc, sau này cô mới đỡ
sợ hơn một chút.
Những lúc ấy, Tri Vy luôn cho rằng, tất cả mọi thứ mãi mãi không bao
giờ thay đổi.
Tri Vy luôn không nhớ nổi những đám hơi nước màu trắng tưởng
chừng không bao giờ ngừng bốc lên ấy đã ngừng bốc hơi vào hôm nào,
khiến cho cả bức tường cao đầy rêu xanh cũng trở nên khô ráo, sau đó hàng
loạt sự việc đáng sợ đã xảy ra, xưởng thuốc đóng cửa, chỉ trong một đêm bố
mẹ cô đã thất nghiệp.
Quãng thời gian sau đó cho dù hoàng hôn có đượm màu thế nào đi
chăng nữa thì ngọn đèn trong nhà luôn bị quên bật lên, cho đến khi bóng