vật tiểu thuyết trong tác phẩm này là anh lính Pháp viễn chinh, mà sự hiện
diện trong nhiều trường hợp chẳng qua chỉ là cái cớ để người ta bóc trần cái
thế giới thuộc địa bẩn thỉu, trong đó sống chung với nhau, trên một bối
cảnh cơ cực đói nghèo của người bản xứ, cả một hệ động vật thoái hóa, và
những gã phiêu lưu đến thời mạt vận. Vào cuối thế kỷ XIX, một trào lưu
tiểu thuyết khác bắt đầu, từ Jules Verne đến Melchior de Vogue, ngược lại,
cố thổi phồng lên những lợi ích của chế độ thực dân. Sự nghiệp của các tiểu
thuyết gia, ít nhiều, là đệ tử của Nietzsche, Michelet, và Maurras, đều diễn
đạt một ý thức hệ ý chí của chủ nghĩa, mà mục đích là cung cấp một chút
đền bù cho nỗi cay đắng quân sự năm 1870, và tạo ra, trong những thuộc
địa có sức mạnh “tái sinh”, một nòi giống sĩ quan và nhân viên cai trị mới,
gặp thời, là có thể lật đổ chế độ Cộng hòa bỉ ổi và đáng khinh. “Le Voyage
du Centurion” (Cuộc du lịch của viên đội trưởng đội quân 100 người), của
Ernest Psichari, hoặc “Les morts qui parlent” (Người chết biết nói) của
Melchior de Vogue, đưa lên sân khấu những sĩ quan thể hiện những đức
tính tốt đẹp của người đàn ông, lòng dũng cảm và tinh thần hành động.
Bẩm sinh mang khí chất người chỉ huy, những con người đó luôn luôn bị
ám ảnh bởi sự suy tàn của chính quốc, đều ý thức sâu sắc văn minh thực sự,
và tất cả họ đều dựa vào một thứ thần bí đế quốc chủ nghĩa: Gelliémi và
Lyautey là những người mẫu mực của họ. Văn học tiểu thuyết Pháp giai
đoạn 1870-1914 không phản ánh được gì nhiều về châu Phi và Đông
Dương. Nhưng cái “giọng điệu” của thứ văn học đó lại phản ánh khá đậm
nét, tâm lý của các nhà văn hiện đại. Dù xuất thân từ đâu, thì tất cả đều
mang một tư tưởng bàng quan như nhau đối với những dân tộc bản xứ,
nhân vật vắng mặt lớn nhất của nền văn học. Thuộc địa này, rất mâu thuẫn,
là người dân thuộc địa. Trong mọi trường hợp, đời sống của họ chỉ thành
hình dưới con mắt người da trắng, mà cái nhân quan một chiều. Sự tái diễn
những từ ngữ vay mượn ở ngôn ngữ động vật học, sự vận dụng lặp đi lặp
lại, tính từ “simiesque” (như khỉ), hoặc là các ẩn dụ hình động vật, để miêu
tả người dân thuộc địa, khi cần, vẫn có thể là một bằng chứng cụ thể về
mức độ phi phân tích hóa, mà các chứng nhân của cuốn lịch sử biên niên
thuyết ấy đã đạt tới. Những tác phẩm dành riêng cho giai đoạn thuộc địa