cơ số đạn cũng là nơi để mọi thứ của đài. Xung quanh đó ta làm hai cái
hầm nổi dưới một cây cây da to hầm được chất xung quang bằng đá và bao
vòng ngoài bằng bao cát Đại Hàn, phía trên ta che bằng nilon đi mưa.
Biên chế của đài là mười lăm anh em, trong tình huống chúng tấn công
bằng bộ binh lên đài, thì phải chiến đấu trong vòng hai giờ mới có quân chi
viện. Hỏa lực trên đài trang bị theo cấp B và tăng cường thêm lựu đạn của
ta sản xuất (bốn thùng X một trăm quả). Từ đài nhìn xuống là các vực
sâu… hoa bằng lăng nở tím rừng trông rất đẹp. Những cành phong lan đuôi
chồn khắp nơi rũ xuống những cành cây, đung đưa trước gió…
Quanh đi quẩn lại thay đổi nhau chỉ mỗi nhiệm vụ cảnh giới ở bốn
hướng. Trên đài không có gì để cải thiện bữa ăn. Gà rừng nhiều vô kể
nhưng không làm gì được vì bắn thì sợ lộ, thỉnh thoảng cũng bẫy được vài
con có chất tươi cho anh em. Sau này cái khó ló cái khôn… một số anh em
dùng ná thun bắn sóc đỏ và sóc rằn (con nhen) và cu xanh (bà con với cu
cườm, cu lửa) nên hầu như ngày nào cũng có thịt. Đời lính cảnh thiếu rau là
bất tận… ban đêm ngủ có anh còn mơ thấy… mình ăn được bữa rau…
Cứ mười lăm ngày thay chốt một lần… ngày thay chốt vui như hội. Chỉ
có bộ phận thay chốt mới theo đường lên đài, bộ phận khác làm công tác
bảo vệ ở phía dưới chân… không cho địch đeo bám tập kích.
Bình thường, phải chờ tới ngày đổi chốt về đến nhà mới tắm. Khi mưa to
mới tranh thủ tắm tiên. Ban đêm ngồi gác mùi chua từ quần áo bay lên
thoang thoảng nhất là từ đầu gối.
Bộ phận trinh sát của F chỉ ở chốt đài có hai lần thay chốt (một tháng)
sau đó nhận nhiệm vụ về F bộ tại ngầm Saem.
Ngày anh em trinh sát về lại Sư đoàn, Thủ trưởng Thăng CTV D2 vay
của C15 công binh e95 con heo khoảng 60 – 70 cân để đãi bộ phận trinh sát
phối thuộc. (Những năm sau này khi Thủ trưởng Thăng là Phó E trưởng