Lowlands (các vùng đất thấp): các khu vực của Scotland nằm ở phía nam
và phía đông của vùng cao nguyên.
Ngôn ngữ Slavic: một nhóm các ngôn ngữ liên quan khá chặt chẽ của các
dân tộc Slavơ và một nhóm nhỏ của các ngôn ngữ Ấn – Âu, được dùng ở
hầu hết các nước Đông Âu, phần lớn các nước vùng Balkan, các bộ phận
của Trung Âu và vùng Bắc của châu Á.
Anusim là những người Do Thái, theo luật Do Thái (halakha), đã bị buộc
phải từ bỏ đạo Do Thái ngược lại ý muốn của họ, thường khi buộc phải
chuyển đổi sang tôn giáo khác. Thuật ngữ này xuất phát từ cụm từ
Talmudic “`averah b’ones (Hebrew: סנואבהריבע )”, có nghĩa là “một sự vi
phạm bắt buộc”.
Krymchaks: là một cộng đồng sắc tộc – tôn giáo của vùng Crimea bắt
nguồn từ các tín đồ nói tiếng Turkic của Rabbinic Judaism. Theo lịch sử họ
sống ở gần gũi với người Crimean Karaites.
Crimean Karaites: là những người thực hành Karaism là hình thức ban đầu
của Do Thái giáo theo mặc khải của Thiên Chúa trong Kinh Torah. Karaite
Judaism từ chối những bổ sung sau này của Tanakh (Kinh Thánh Hebrew
như Khẩu Luật Rabbinic (Rabbinic Oral Law) và đặt trách nhiệm cuối cùng
của việc giải thích Thánh Kinh cho từng cá nhân.
Turkic: Các dân tộc Turkic là một nhóm các sắc tộc sống ở miền Bắc,
Đông, Trung và Tây Á, Tây Bắc Trung Quốc và các vùng của Đông Âu.
Do Thái giáo Rabbinic hay Rabbinism là dòng chính của Do Thái giáo từ
thế kỷ thứ 6, sau khi Talmud Babylon được quy điển hóa. Phát triển từ Do
Thái giáo Pharisaic, Do Thái giáo Rabbinic dựa trên niềm tin rằng tại núi
Sinai, Moses đã nhận được từ Thiên Chúa “Torah Viết”, cùng với lời giải
thích bằng miệng, được gọi là “Torah Nói” mà Moses đã truyền lại cho mọi
người.
Do Thái giáo Karaite hay Karaism là một phong trào của người Do Thái
đặc trưng bởi sự công nhận Tanakh là thẩm quyền pháp lý tối cao duy nhất
trong Halakha và thần học. Đó là khác biệt của Do Thái giáo Karaite với
Do Thái giáo Rabbinic. Do Thái giáo Rabbinic coi Torah Nói, như đã hệ
thống hóa trong Talmud và các văn bản tiếp theo, là những giải thích có