Thực ra, khi Gia Cát tiên sinh biết Thiên Y Cư Sĩ đến kinh thành để
giúp mình đối phó với Thái Kinh, cũng hiểu được dụng ý của vị sư huynh
này, đó là muốn "dẫn rắn rời hang".
Dẫn đi Nguyên Thập Tam Hạn và đại tướng dưới tay hắn, nhất là Lục
Hợp Thanh Long, tất cả đều xuất động, ám thị Gia Cát có thể thừa dịp này
tiêu diệt Thái Kinh, trừ đi kẻ thù chính trị, giết chết tên đầu sỏ hại nước hại
dân này, có lẽ đây chính là nỗi khổ tâm của Thiên Y Cư Sĩ.
Nói đơn giản, Thái Kinh muốn lợi dụng sức mạnh của các phe phái
trong triều và bên ngoài, cùng với nội đấu đồng môn giữa Nguyên Thập
Tam Hạn và Gia Cát tiên sinh, nhằm để củng cố thế lực của mình. Nguyên
Thập Tam Hạn lại muốn thừa dịp này diệt trừ Thiên Y Cư Sĩ hoặc Gia Cát
tiên sinh. Thiên Y Cư Sĩ lại muốn làm cho Nguyên Thập Tam Hạn phân
tâm, thu hút sự chú ý của hắn để Gia Cát tiên sinh có cơ hội tiêu diệt kẻ thù.
Nhưng Gia Cát tiên sinh lại không muốn giết Thái Kinh, bởi vì nhiều
nguyên nhân.
Một, trên đời có một số tai họa đã đến mức vô phương cứu chữa,
không thể giải quyết được, một khi áp bức thanh trừ, ngược lại sẽ khiến cho
toàn bộ cơ cấu tan vỡ. Triều đình nhà Tống suy nhược lâu ngày, kết họa đã
sâu, một khi Thái Kinh thất thế hoặc chết đi, đám Chu Miễn, Vương Phủ,
Thái Tu lên nắm quyền, chỉ sợ còn hèn hạ vô sỉ hơn so với Thái Kinh, hơn
nữa còn không chừa thủ đoạn nào. Thái Kinh chết đi sẽ tạo thành cục diện
hỗn loạn, không hề tốt đối với quốc gia xã tắc. Ít nhất vào lúc này cảnh này,
trên dưới triều đình đều là vây cánh của họ Thái, thói quen khó sửa, ung
nhọt đã sâu, nếu như một dao cắt bỏ thì sẽ khiến cho bệnh nhân không sống
nổi. Thái Kinh và người Kim "mắt đi mày lại", "tư thông ân cần", dốc sức
cầu hòa miễn chiến, ở trong triều rất được ủng hộ. Một khi hắn thất thế, e
rằng người Kim lo ngại triều đình nhà Tống mạnh lên, nhất định sẽ tăng
cường tấn công. Dưới tình hình quốc lực không mạnh, quốc khố thiếu hụt,