168
Chương III – Ba Pháp
vượt qua khỏi già, khi thấy người khác bị già, lại bực phiền,
hổ thẹn, ghê tởm, quên rằng mình cũng như vậy. Ta cũng bị
già, không vượt qua khỏi già, sau khi thấy người khác già, ta
có thể bực phiền, hổ thẹn, ghê tởm sao? Như vậy, thật không
xứng đáng cho ta". Sau khi quan sát về ta như vậy, này các
Tỷ-kheo, sự kiêu mạn của tuổi trẻ trong tuổi trẻ được đoạn
trừ hoàn toàn.
"Kẻ vô văn phàm phu tự mình bị bệnh, không vượt khỏi
bệnh, thấy người khác bị bệnh, lại bực phiền, hổ thẹn, ghê
tởm, quên rằng mình cũng như vậy. Ta cũng bị bệnh, không
vượt qua khỏi bệnh, sau khi thấy người khác bị bệnh, ta có
thể bực phiền, hổ thẹn, ghê tởm sao? Như vậy, thật không
xứng đáng cho ta". Sau khi quan sát về ta như vậy, này các
Tỷ-kheo, sự kiêu mạn của không bệnh trong không bệnh
được đoạn trừ hoàn toàn.
"Kẻ vô văn phàm phu tự mình bị chết, không vượt khỏi
chết, thấy người khác bị chết, lại bực phiền, hổ thẹn, ghê tởm,
quên rằng mình cũng như vậy. Ta cũng bị chết, không vượt
qua khỏi chết, sau khi thấy người khác chết, ta có thể bực
phiền, hổ thẹn, ghê tởm sao? Như vậy, thật không xứng đáng
cho ta". Sau khi quan sát về ta như vậy, này các Tỷ-kheo, sự
kiêu mạn của sự sống trong sự sống được đoạn trừ hoàn toàn.
39. Kiêu Mạn
1. - Có ba kiêu mạn này, này các Tỷ-kheo, Thế nào là
ba? Kiêu mạn của tuổi trẻ, Kiêu mạn của không bệnh, Kiêu
mạn của sự sống.
Say sưa trong Kiêu mạn của tuổi trẻ, này các Tỷ-kheo,
kẻ vô văn phàm phu làm các ác hành về thân, làm các ác
hành về lời nói, làm các ác hành về ý. Do làm các ác hành về
thân, làm các ác hành về lời nói, làm các ác hành về ý, sau